Luật Đà Lạt K28

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN – Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Không thể phủ nhận những đóng góp của Bộ luật Dân sự năm (BLDS) 1995 và sau này là BLDS năm 2005 vào việc hoàn thiện khung pháp lý về tài sản, đặc biệt về phần chế độ sở hữu tư nhân, gọi tắt là pháp luật sở hữu, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao lưu dân sự và nhất là sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một quyền sở hữu đậm chất hành chính mà việc thực hiện được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà chức trách1, người dân đã có được một quyền sở hữu đích thực và, về phương diện kỹ thuật pháp lý, tiệm cận với quyền sở hữu được quan niệm trong luật của các nước. Quyền sở hữu ấy bao gồm các quyền năng được chính thức định nghĩa trong BLDS cho phép chủ sở hữu khai thác được các tiềm năng vật chất, kinh tế, xã hội của tài sản. Trong chừng mực nào đó, chính khung pháp lý về quyền sở hữu được ghi nhận trong BLDS đã tạo ra sự an toàn cho việc tích luỹ và sử dụng của cải trong khu vực tư, từ đó, tạo điều kiện cho sự đóng góp của chủ thể vào sự thịnh vượng chung của toàn xã hội.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận so với yêu cầu rất cao về mức độ hoàn thiện, tinh vi của một chế độ sở hữu tư nhân cần thiết cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của nền kinh tế thị trường, các quy định trong BLDS còn tỏ ra lỏng lẻo, sơ sài và chưa phù hợp. Cần nhấn mạnh rằng so với BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 hầu như không ghi nhận cải cách nào mang tính đột phá về phương diện nội dung pháp luật tài sản. Bởi vậy, những khuyết tật của hệ thống pháp luật tài sản phát sinh từ những quy định bất cập tồn tại kéo dài và điều đó ảnh hưởng xấu đến sự đóng góp của luật pháp vào việc xây dựng xã hội mới.

Trong khuôn khổ sửa đổi BLDS năm 2005, chế độ pháp lý về sở hữu cần được xem xét ở nhiều khía cạnh, từ đó, rất nhiều vấn đề sẽ bật ra và cần được giải quyết thấu đáo. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, người viết chỉ mong muốn giới thiệu những suy nghĩ xoay quanh các vấn đề bị bỏ quên trong nhiều năm qua liên quan đến quan niệm tài sản, chế độ pháp lý về bất động sản và chế độ sở hữu chung cư.

1. Quan niệm tài sản

Luật so sánh. Trong quan niệm Latinh, tài sản có thể được hình dung, mô tả theo một trong hai cách tuỳ theo xuất phát điểm quan sát để nhìn nhận đối tượng2.

 Hoặc ở góc độ vật lý, tài sản được hiểu là một vật có giá trị tiền tệ. Đó có thể là một vật hữu hình, nghĩa là nhận biết được đối với con người nhờ các giác quan tiếp xúc, như cái nhà, chiếc xe, thửa đất,… Nhưng đó cũng có thể là một vật vô hình mà sự hiện hữu chỉ được hình dung nhờ các công cụ khái niệm; chẳng hạn các quyền chủ nợ, quyền tác giả, các quyền sở hữu công nghiệp,…

Hoặc ở góc độ pháp lý, tài sản được hiểu là các quyền có giá trị tiền tệ mà một người có thể thực hiện trên một vật, như quyền sở hữu, quyền cầm cố, thế chấp,… Người ta nói rằng suy cho cùng, quyền mới là cái tạo ra giá trị kinh tế, nghĩa là giá trị tiền tệ của vật, chứ bản thân vật, với chất liệu hoặc những khái niệm cấu thành, không tự nó có được giá trị đó3. Quyền, trong chừng mực nào đó, được hiểu là quy ước xã hội về nội dung trao đổi lợi ích vật chất và chính nội dung đó bao hàm giá trị tiền tệ của mối quan hệ.

Mặt khác, dù là vật hay quyền, tiêu chí giá trị tiền tệ mang tính chất quyết định đối với việc nhận dạng một tài sản. Điều đó có nghĩa rằng, có những vật hoặc quyền gắn chặt với nhân thân một người nào đó và không thể được chuyển giao cho người khác, nhưng vẫn được coi là tài sản, do có giá trị tiền tệ. Ví dụ điển hình là quyền được cấp dưỡng, quyền được bồi thường thiệt hại về thể chất, tinh thần.

Vấn đề của luật Việt Nam. Theo BLDS năm 2005, Điều 163, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Với định nghĩa đó, luật Việt Nam coi quyền và vật không phải là hai cách quan niệm về tài sản mà là hai loại tài sản, hay đúng hơn nữa là hai trong nhiều loại tài sản.

Đáng chú ý là khái niệm quyền tài sản được xây dựng trong BLDS năm 2005 là một khái niệm khá đặc thù ở góc nhìn luật học Latinh. Nhắc lại rằng, trong quan niệm Latinh, quyền tài sản là một cách tiếp cận tài sản để nhìn nhận nó, ở góc độ pháp lý, phân biệt với cách tiếp cận tài sản ở góc độ vật lý. Khái niệm quyền tài sản còn được sử dụng để phân biệt với quyền nhân thân trong khuôn khổ phân loại các quyền chủ thể được pháp luật thừa nhận: quyền nhân thân không thể được định giá bằng tiền và không thể được chuyển giao4.

Trong khi đó, theo BLDS, Điều 181 quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Với định nghĩa đó thì các quyền không thể được chuyển giao do gắn với nhân thân của người có quyền, dù vẫn có giá trị tiền tệ, như quyền được bồi thường thiệt hại tinh thần, thể xác, thì không được coi là quyền tài sản và do đó, cũng không phải là một loại tài sản.

Việt Nam không nhất thiết sao chép rập khuôn quan niệm của các nước khác về tài sản trong khuôn khổ hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản của mình. Tuy nhiên, không thể nói rằng định nghĩa chính thức về tài sản, ghi nhận tại BLDS năm 2005 Điều 163 và liên hệ đến Điều 181, bỏ quên một số tài sản đặc biệt, là một định nghĩa đạt yêu cầu về phương diện kỹ thuật lập pháp. Vấn đề có lẽ bắt nguồn từ những khuyết tật của khái niệm quyền tài sản được xây dựng tại Điều 181. Cần suy nghĩ nghiêm túc về cách khắc phục những khuyết tật ấy, để không còn cảnh có những tài sản đích thực nằm ngoài vòng pháp luật sở hữu.

2. Chế độ pháp lý về bất động sản

Đặt vấn đề. Bất động sản, trong quan niệm sơ cấp, cơ sở được xây dựng trong pháp luật tài sản của các nước tiền tiến, được hiểu là một phần của lãnh thổ hay đúng hơn, một phần đất nằm giữa những phần đất thuộc về những chủ thể khác. Tập hợp các bất động sản lân cận của nhiều chủ sở hữu khác nhau tạo thành một cộng đồng láng giềng tài sản. Được nhân cách hoá, các bất động sản đối mặt với vấn đề phải ứng xử như thế nào trong khuôn khổ quan hệ láng giềng để có được một cộng đồng hoà thuận, văn minh. Đó, suy cho cùng, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển xã hội trong ổn định và bền vững.

Về mặt kỹ thuật pháp lý, vấn đề ấy có thể được phân tích về ba phương diện, tương ứng với ba nhóm công tác mà người làm luật phải thực hiện trong khuôn khổ xây dựng chế độ pháp lý về bất động sản.

Thứ nhất, bất động sản tư với tư cách là một phần đất nằm giữa các phần đất khác, phải được nhận dạng, rõ hơn, được xác định giới hạn rõ ràng trong không gian để có thể được nhận biết, phân biệt với các bất động sản khác, thông qua công tác phân ranh giới.

Thứ hai, tồn tại trong không gian xã hội, bất động sản tư chỉ thực sự có giá trị một khi nó thông thương với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là với những tiện ích phục vụ cho giao tiếp xã hội như đường giao thông công cộng, hệ thống cống rãnh công cộng, mạng lưới thông tin, liên lạc,… Trong không ít trường hợp, một bất động sản phải nhờ đến vai trò phục vụ của một hoặc nhiều bất động sản lân cận khác trong quá trình tìm cách tiếp cận cộng đồng. Để quan hệ phục vụ ấy được xác lập và thực hiện trong vòng trật tự và bảo đảm dung hoà được các lợi ích trái ngược, cần có sự can thiệp chủ động của người làm luật bằng cách xây dựng và hoàn thiện chế định địa dịch bất động sản.

Thứ ba, trên nguyên tắc chủ sở hữu bất động sản được tự do khai thác, sử dụng bất động sản của mình nhằm theo ý muốn. Tuy nhiên, nguyên tắc tự do trong không gian chung đòi hỏi một mặt, chủ thể có đầy đủ sự tự do của mình, nhưng mặt khác, chủ thể phải tôn trọng tự do đầy đủ của mọi chủ thể khác. Dựa vào nguyên tắc ấy, các chủ thể có quyền đòi hỏi chủ sở hữu bất động sản phải thực hiện quyền của mình như thế nào để không gây thiệt hại cho người khác. Quyền này đặt cơ sở cho việc xây dựng các quy tắc ràng buộc quan hệ láng giềng.

Luật Việt Nam. Người làm luật nhận thức được sự cần thiết của việc xác định rõ ranh giới bất động sản nhằm ngăn ngừa các tranh chấp trong cuộc sống dân sự, cũng như của việc điều chỉnh các mối quan hệ phục vụ trong cộng đồng láng giềng. Tuy nhiên, các quy định liên quan trong BLDS còn quá sơ sài, không đủ để dẫn dắt các quan hệ đa dạng và phức tạp hình thành trong thực tiễn. Hẳn người làm luật cần dành cho các vấn đề này, nhất là đối với quan hệ địa dịch, sự quan tâm đúng mức hơn nữa5.

Riêng vấn đề ràng buộc của quan hệ láng giềng đối với tự do cá nhân của chủ sở hữu trong việc khai thác, sử dụng bất động sản hầu như bị bỏ ngỏ. Đúng là khi chấp nhận sống trong không gian chung, người ta đồng thời cũng phải chấp nhận những điều phiền toái, như là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống đó. Nhưng cũng bởi vì sự chấp nhận phiền toái trong quan hệ láng giềng là bắt buộc mà sự lạm dụng việc chấp nhận đó, thể hiện thành những điều phiền toái vượt quá sức chịu đựng, phải bị coi là hành vi không chính đáng và bị chế tài bằng cách quy trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây thiệt hại cho người khác.

Ở điểm này, thực tiễn đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc. Các ví dụ điển hình liên quan đến việc gây tiếng ồn và xả nước thải. Do luật không đầy dủ, toà án ngại can thiệp6; các cơ quan hành chính cũng chẳng biết làm gì. Rốt cuộc, các bên phải tự giải quyết theo các quy tắc của luật tự nhiên về cạnh tranh sinh tồn, đặc trưng bằng việc kẻ mạnh được cho là người nắm giữ lẽ phải.

3. Vấn đề sở hữu chung cư

3.1. Nguồn gốc sâu xa của vấn đề: hình thức sở hữu

Quan niệm về đối tượng của luật dân sự. Được hiểu là luật đặt ra để điều chỉnh các quan hệ giữa chủ thể trong cuộc sống dân sự, nghĩa là không có sự tham gia của các thiết chế công với tư cách là một bên giao tiếp, luật dân sự, ở góc độ pháp luật tài sản, chỉ nên quan tâm đến sở hữu tư nhân, không cần chú ý để sở hữu công cộng. Đó cũng là giải pháp của tất cả các nước tiền tiến khi xây dựng BLDS về phần pháp luật sở hữu.

Bản thân sở hữu tư nhân trong khuôn khổ đời sống dân sự, cũng có thể phân chia thành nhiều hình thức. Trong luật của nhiều nước, sở hữu tư nhân thường được phân chia, về hình thức, thành hai nhóm: nhóm sở hữu một chủ thể và nhóm sở hữu nhiều chủ thể. Việc làm rõ đặc điểm pháp lý và cơ chế vận hành của các loại hình sở hữu tư nhân này là nhiệm vụ của luật dân sự.

Luật sở hữu ở Việt Nam, với tư cách là một phần của luật dân sự, lại coi sở hữu tư nhân là một trong nhiều loại hình sở hữu tồn tại trong xã hội. Khi nói về các hình thức sở hữu, BLDS không chỉ đề cập đến sở hữu tư nhân mà còn nói về sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức chính trị,… Từ đó bộc lộ hai điểm bất cập trong Bộ luật.

Thứ nhất, do BLDS chỉ có thể chi phối cuộc sống của tư nhân (cá nhân và pháp nhân tư) mà các chủ thể công pháp, bao gồm Nhà nước và các thiết chế công – thậm chí nửa công – không thể có chỗ trong các chế định kỹ thuật như hợp đồng, trách nhiệm dân sự, thừa kế,… Các quy định về các hình thức sở hữu công trở nên lạc lõng, đứt đoạn trong BLDS.

Thứ hai, do phân tán công sức trong việc xây dựng các quy định cho nhiều hình thức sở hữu, người làm luật có lẽ không còn có điều kiện tập trung cho việc thiết lập luật khung chặt chẽ cho các loại hình sở hữu tư nhân. Các quy định liên quan trở nên sơ sài và không đủ để đặt cơ sở cho sự vận hành của chế độ sở hữu tư nhân trong thực tiễn. Một trong những ví dụ tiêu biểu là tình trạng của chế độ sở hữu chung cư.

3.2. Tình trạng của chế độ pháp lý về sở hữu chung cư

Luật so sánh. Sở hữu chung cư, trong quan niệm của các nước tiền tiến là một tình trạng sở hữu đặc biệt, phức hợp. Trong chừng mực nào đó, có thể hình dung cấu trúc pháp lý của loại sở hữu này như là kết quả sự phối hợp giữa sở hữu riêng của một chủ thể và sở hữu chung theo phần của nhiều chủ thể7. Đối tượng của quyền sở hữu chung cư chính là căn hộ chung cư. Về phần mình, mỗi căn hộ bao gồm không chỉ những gì trong khuôn khổ các bức tường giới hạn không gian riêng của chủ căn hộ mà còn cả những tiện ích chung của bất động sản, như cầu thang, hành lang, nơi để xe, công viên,…

Chung cư đúng nghĩa là một tập hợp các căn hộ. Trong chung cư đúng nghĩa không thể có các phần bất động sản được sử dụng chung nhưng lại thuộc quyền sở hữu riêng biệt của một người nào đó. Chủ đầu tư chỉ có thể tiến hành bán căn hộ chung cư một cách hợp pháp sau khi đã hoàn tất việc phân chia pháp lý toàn bộ bất động sản thành các căn hộ theo đúng định nghĩa của luật.

Rõ hơn, căn hộ chung cư là một đơn vị bất động sản gồm có những phần tài sản thuộc sở hữu riêng biệt của chủ căn hộ và những phần tài sản mà chủ căn hộ có quyền sở hữu chung với các chủ căn hộ khác. Bởi vậy, tất cả các yếu tố vật chất tạo thành bất động sản gọi là chung cư đều phải được xác định tính chất: hoặc riêng của chủ căn hộ hoặc chung của tất cả các chủ căn hộ8. Nếu chủ đầu tư, đồng thời là chủ nhân đầu tiên của toàn bộ bất động sản, giữ lại một hoặc nhiều yếu tố tài sản vốn là của mình, không đưa vào các căn hộ định bán cho người khác, thì cũng được; nhưng khi đó bất động sản sẽ không được gọi là chung cư: đó là một loại quan hệ sở hữu khác, chịu sự chi phối của một chế độ pháp lý khác9.

Luật thực định Việt Nam. BLDS năm 2005 chỉ dành đúng một điều luật (Điều 225) để nói về sở hữu chung cư. Hẳn người làm luật muốn xây dựng khung pháp lý cho sở hữu chung cư bằng một luật chuyên biệt. Vấn đề là do BLDS, với chức năng của luật chung, không làm rõ bản chất của sở hữu chung cư bằng cách quy định mang tính nguyên tắc. Hậu quả là trong luật riêng, chung cư trở thành một loại hình sở hữu mập mờ. Cho đến nay, hầu như không thể ghi nhận trong thực tiễn sự tồn tại của chung cư đích thực theo nghĩa của luật học phương Tây, nghĩa là một tập hợp các căn hộ.

Theo Luật Nhà ở năm 2005, Điều 70 khoản 1, nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình. Đọc điều luật, dễ có cảm giác rằng người làm luật nghĩ về chung cư như một vật kiến trúc, một thực thể vật chất, hơn là một tổng thể quan hệ sở hữu phức hợp. Người làm luật có nói thêm ở đoạn sau của điều luật: “Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư”. Song, việc đó chỉ càng cho thấy sự đầu tư công sức chưa đúng mức của người làm luật cho việc xác định bản chất đích thực của chung cư về phương diện pháp luật sở hữu, điều tối cần thiết cho việc xây dựng một chế độ pháp lý về sở hữu chung cư phát huy được tác dụng tích cực trong đời sống xã hội.

Khác với luật của các nước tiền tiến, luật Việt Nam không đòi hỏi rằng một khi yếu tố tài sản nào đó của khối bất động sản chung cư có chức năng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người thì phải thuộc sở hữu chung chứ không thể là của riêng một người nào đó. Tận dụng sự dễ dãi này, nhiều chủ đầu tư đã tìm cách thiết lập các chế độ sở hữu trong chung cư có lợi cho mình. Phổ biến nhất là việc chủ đầu tư giữ lại một số tài sản mà trong luật của nhiều nước phải được đưa vào phần sở hữu chung của chủ căn hộ; khi chung cư vận hành, nghĩa là khi các căn hộ có người đến ở, chủ đầu tư đem các tài sản ấy cho thuê và thu thêm được một số tiền nữa.

Đáng chú ý là có những phần tài sản thuộc chung cư được nhà đầu tư giữ lại vốn là những tài sản mà khi người ta sống trong chung cư thì buộc phải sử dụng chứ không có sự lựa chọn khác. Ví dụ điển hình là bãi, nhà để xe. Ở các nước có chế độ sở hữu tư nhân hoàn chỉnh, một khi những tài sản loại này được giữ lại làm tài sản riêng của ai đó, thì một mặt, bất động sản liên quan không thể được gọi là chung cư, như đã nói; mặt khác, các cư dân trong bất động sản sẽ đương nhiên có một quyền địa dịch cho phép họ sử dụng nhà, bãi giữ xe, với điều kiện bù đắp thiệt hại mà chủ sở hữu tài sản phải chịu do buộc phải để tài sản của mình cho người khác sử dụng. Tất nhiên, hai bên có thể ngồi lại để thoả thuận về mức bồi thường; nếu thoả thuận không xong, thì có thể nhờ toà án ấn định bằng bản án. Cần nhấn mạnh rằng khi ra toà, chính chủ đầu tư phải chứng minh thiệt hại của mình để yêu cầu bồi thường theo mức do mình đưa ra. Nói chung, chủ đầu tư mà giữ lại các tài sản đáng lý ra là của chung, thì chỉ rước phiền phức, rắc rối cho mình.

Ở Việt Nam, do luật không nói rõ ràng, các chủ đầu tư khi tiến hành chung cư hoá bất động sản thường chủ động giữ lại một số tài sản giữ vị trí “yết hầu” đối với cơ thể của chung cư, trong đó có nhà để xe. Lúc mua căn hộ, người mua có thể không chú ý đến chuyện này, do chưa có kinh nghiệm về cuộc sống trong không gian chung. Sau khi vào ở, chủ hộ mới thấy những thứ đó cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của mình.

Nhưng, không như chủ căn hộ ở các nước, chủ căn hộ ở nước mình không đương nhiên có quyền địa dịch để được phép sử dụng các tài sản ấy. Muốn có những thứ đó, họ phải đi thuê. Thế là chủ đầu tư lại tái xuất hiện, lần này trong tư thế của người nắm đàng chuôi trong thương thảo. Nói rằng người mua trong câu chuyện bị chủ đầu tư cho vào tròng thì hơi quá đáng; nhưng rõ ràng người mua hầu như không có sự lựa chọn và cũng không ở vị trí cho phép tự do mặc cả. Trong không ít trường hợp, sự lạm dụng vị trí kẻ mạnh của người cho thuê vượt quá sức chịu dựng của người thuê dẫn đến xung đột xã hội gay gắt mà cho đến nay, nhà chức trách vẫn đau đầu tìm kiếm lời giải nhưng chưa thành công.

Chú thích:

(1)Có một thời, việc mua bán tài sản có giá trị lớn trong một sản nghiệp tư điển hình, như nhà, xe đạp, xe máy,… phải được chính quyền cho phép: thay vì lập hợp đồng mua bán, các bên phải làm đơn xin chuyển nhượng trình cơ quan có thẩm quyền để được chấp thuận. Một vài mẫu đơn loại này vẫn còn tồn tại và được chính thức sử dụng trong việc mua bán một số loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, cho đến thời gian gần đây.

(2) Xem, ví dụ, François Terré và Philippe Simler, Droit civil – Les biens, Précis Dalloz, Paris, 1992, tr. 11; Philippe Malaurie và Laurent Aynès, Droit civil – Les biens. La publicité foncière, Cujas. Paris, 1998, tr. 15.

(3) Francois Térré và Philippe Simler, sđd, tr. 11.

(4) G. Cornu, Droit civil – Introduction. Les personnes. Les biens, Montchrestien, Paris, II, tr. 273. Thực ra, luật Việt Nam hiện hành định nghĩa quyền nhân thân trước hết như là quyền dân sự gắn với mỗi cá nhân (BLDS Điều 24). Người làm luật dường như không bận tâm đến giá trị tài sản của quyền này và điều đó có thể cho phép người ta đưa các quyền tài sản gắn với nhân thân như quyền được cấp dưỡng vào nhóm quyên nhân thân. Nhưng đó, suy cho cùng, chỉ là cách giải thích chữa cháy: trong các quyền nhân thân được kể đến ngay sau đó, không có quyền nào tự nó mang tính chất kinh tế, nghĩa là có giá trị tiền tệ tự thân.

(5) Trong luật thực định Việt Nam, địa dịch mang một tên gọi dài hơn và dễ hiểu hơn đối với người không có nhiều kiến thức về luật, nhưng lại không bao trùm được toàn bộ nội dung của chế định: “quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề”. Có những địa dịch không bao hàm quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề mà chỉ khống chế quyền sử dụng của chủ sở hữu bất động sản đó, vì lợi ích của chủ bất động sản lân cận. Chẳng hạn, địa dịch không xây dựng hoặc xây dựng theo những điều kiện nhất định không hề có tác dụng thừa nhận cho chủ sở hữu lân cận một quyền sử dụng nào đối với bất động sản đó.

Đáng chú ý nữa là trong khung cảnh luật thực định, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được hình dung như một quyền của chủ sở hữu bất động sản chứ không phải là một quan hệ giữa hai bất động sản như trong luật Latinh (BLDS Điều 274 khoản 2). Với cách quan niệm ấy, người ta không thể giải thích được quyền địa dịch thực hiện bởi những người không phải là chủ sở hữu mà cũng không được chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng, chẳng hạn: khách vãng lai của chủ sở hữu…

(6) Cuối năm 2007, sau một cơn bão lớn, một doanh nghiệp thuỷ lợi ở Quảng Bình xả lũ về hạ lưu để cứu lấy hồ chứa nước của mình, cuối cùng lại gây thiệt hại nặng cho các chủ trang trại chăn nuôi (xem: Nguyễn Ngọc Điện, http://sgtt.vn/Goc-nhin/113908/Quyen-trong-khong-gian-chung.html). Đáng lý ra, những người ở hạ lưu bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường, bởi suy cho cùng, không ai bị buộc hy sinh lợi ích riêng của mình vì lý do cần bảo vệ lợi ích riêng của người khác. Tuy nhiên, do luật quá sơ sài, những người có liên quan cứ loay hoay chẳng biết đi gặp ai để kêu nài và kêu như thế nào. Cuối cùng, câu chuyện chìm vào quên lãng.

(7) François Terré và Philippe Simler, Droit civil – Les biens, đd, tr. 398 và kế tiếp.

(8) Ph. Malaurie và L. Aynès, Droit civil-Les biens. La publicité foncière, đd, tr. 222.

(9) Có thể xem: Nguyễn Ngọc Điện, Chế định vật quyền: Cơ sở lý luận và khả năng vận dụng vào luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự, 2010, tr. 43.

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

Trích dẫn từ: http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/nhung-van-111e-bi-bo-quen-lien-quan-111en-che-111o-so-huu-trong-bo-luat-dan-su-nam-2005

NGUYỄN VÂN QUỲNH – Công ty Luật Phuoc & Partners

Câu chuyện thực tế: Tháng 12-2010, công ty TNHH X (gọi tắt là công ty X) tổ chức cuộc họp hội đồng thành viên. Lấy lý do ông A chưa góp đủ phần vốn đã cam kết nên các thành viên góp vốn còn lại giảm số phiếu biểu quyết của ông A.

Cơ sở pháp lý được các thành viên công ty X đưa ra là điều 18.3 của Nghị định 102/2010 ngày 1-10-2010 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (Nghị định 102), theo đó “trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác”.

Ông A không chấp nhận cách làm này vì cho rằng ngay cả khi ông chưa góp đủ phần vốn của mình thì ông vẫn có số phiếu biểu quyết như đã góp đủ. Và khi công ty chia lợi nhuận ông vẫn được nhận theo tỷ lệ vốn ông đã cam kết góp thì không có lý gì bây giờ công ty lại hạn chế quyền lợi của ông. Những quy định gây tranh cãi Theo quy định tại điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2005, các quyền của thành viên góp vốn trong công ty TNHH đều dựa trên phần vốn góp của mỗi thành viên, tức là dựa trên tỷ lệ vốn mà thành viên công ty TNHH góp vào vốn điều lệ.

Có thể thấy rằng từ Luật Doanh nghiệp 2005 đến Nghị định 102, khái niệm vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên đều được hiểu thống nhất là số vốn thực góp hoặc cam kết góp của các thành viên trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào điều lệ công ty. Như vậy, quyền của các thành viên góp vốn trong công ty TNHH sẽ được dựa trên tỷ lệ vốn mà thành viên góp vào số vốn đã được ghi vào điều lệ công ty.

Lấy ví dụ:

Công ty TNHH Y gồm có hai thành viên với vốn điều lệ đăng ký là 200 tỉ trong đó thành viên B cam kết góp 100 tỉ và C cam kết góp 100 tỉ. Tại thời điểm tổ chức họp hội đồng thành viên: B đã góp được 40 tỉ và C đã góp được 50 tỉ. Như vậy, phần vốn góp của B và C có thể sẽ được xác định theo một trong hai cách sau:

Cách 1: B chiếm 40/200 (20%) và C chiếm 50/200 (25%); hay

Cách 2: B chiếm 100/200 (50%) và C chiếm 100/200 (50%).

Bản thân Luật Doanh nghiệp khi đưa ra khái niệm “phần vốn góp” để từ đó làm cơ sở xác định phạm vi quyền của thành viên cũng không nói cụ thể đó là tỷ lệ sở hữu của thành viên dựa trên số vốn đã góp hay cam kết góp, mà chỉ đơn giản dùng một chữ “góp”.

 Như vậy, sự không rõ ràng dẫn đến những cách hiểu khác nhau thật ra đã xuất phát từ những quy định của Luật Doanh nghiệp chứ không phải đợi đến khi có sự ra đời của Nghị định 102. Cho nên theo quan điểm cá nhân của người viết, Nghị định 102 khi quy định “trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác” suy cho cùng chỉ là một hướng hiểu như cách 1 ở trên khi xác định phần vốn góp chứ không phải là sự mâu thuẫn hay đi ngược lại quy định của Luật Doanh nghiệp.

Hiểu thế nào cho chính xác?

Thứ nhất, phần vốn góp của công ty TNHH nên tính là tỷ lệ số vốn cam kết góp trong vốn điều lệ của công ty vì nếu theo nguyên tắc công bằng, quyền và nghĩa vụ phải tương xứng với nhau thì quyền của thành viên công ty TNHH phải ngang bằng với nghĩa vụ mà thành viên gánh chịu.

Cam kết thực chất là nghĩa vụ của thành viên đối với công ty. Vốn điều lệ của công ty TNHH, phần vốn góp và tỷ lệ góp vốn của thành viên đã được xác định trong điều lệ công ty, việc thành viên góp hết một lần hay góp bao nhiêu lần, mỗi lần bao nhiêu chỉ là vấn đề thời gian và tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các thành viên. Chính vì vậy số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đối với công ty nếu thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết và thành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

Không có lý gì thành viên công ty TNHH phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nhưng lại chỉ có quyền trên số vốn ít hơn do chưa góp đủ. Nếu thành viên công ty TNHH chỉ có quyền biểu quyết trên số vốn thực góp, đồng nghĩa là tiếng nói của thành viên công ty TNHH khi thảo luận, biểu quyết những vấn đề của công ty bị yếu đi, tức trách nhiệm của thành viên công ty TNHH đối với phương án hoạt động kinh doanh của công ty giảm đi. Vậy tại sao thành viên công ty TNHH vẫn phải chịu trách nhiệm tài sản lớn hơn phần trách nhiệm từ hành vi thực tế (biểu quyết) của thành viên công ty TNHH?

Thứ hai, phần vốn góp của thành viên công ty TNHH nên tính là số vốn cam kết góp vì nó sẽ ảnh hưởng đến các quy định về điều kiện tiến hành họp và thông qua quyết định của hội đồng thành viên của công ty. Nếu áp dụng cách hiểu phần vốn góp của thành viên được dựa trên số vốn thực tế đã góp, e rằng rất nhiều công ty TNHH phải đợi đến lần họp thứ hai hay thứ ba mới đủ điều kiện tiến hành vì số thành viên dự họp lần đầu khó mà đáp ứng điều kiện đã góp đủ 75% vốn điều lệ của công ty. Tương tự, đối với trường hợp quyết định của hội đồng thành viên được thông qua khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% hoặc 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận, nếu thành viên chỉ có quyền biểu quyết trên số vốn thực góp có lẽ quyết định của hội đồng thành viên cũng khó mà thông qua được.

Thứ ba là đặc trưng của công ty TNHH là một công ty có sự kết hợp hài hòa các đặc điểm ưu việt của cả hai mô hình công ty đối nhân và đối vốn. Chịu ảnh hưởng của mô hình công ty đối nhân, thành viên công ty TNHH thường là những người có mối quan hệ, quen biết với nhau do đó việc cùng nhau hợp tác thành lập doanh nghiệp dựa trên niềm tin, và vì lẽ đó mà việc một hay tất cả các thành viên “cam kết” góp vốn trong một thời hạn nhất định dễ dàng nhận được sự chấp thuận.

Thực tiễn áp dụng pháp luật

Từ trước khi Nghị định 102 ra đời, mọi người đã quen với việc xác định phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH dựa trên tỷ lệ số vốn cam kết góp mà không chú ý rằng Luật Doanh nghiệp cũng không có quy định nào nói cụ thể phần vốn góp là tỷ lệ số vốn “cam kết góp”.

Do vậy, rất nhiều biên bản họp hội đồng thành viên đều ghi nhận số phiếu biểu quyết theo tỷ lệ vốn cam kết góp của thành viên, dù rằng thành viên đó thực sự chưa góp một đồng nào. Trước ngày 15-11-2010, hiện tượng này là phổ biến và thực tế cũng không vấp phải sự cản trở nào từ cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, sau ngày Nghị định 102 có hiệu lực thi hành, có thể các biên bản họp như thế sẽ không được chấp thuận nếu áp dụng điều 18.3 của Nghị định 102 và nếu “điều lệ công ty không có quy định khác”.

Do vậy, khi soạn thảo điều lệ công ty, cần lưu ý các quyền biểu quyết, hưởng lợi tức của thành viên được tính dựa trên phần vốn thực góp theo Nghị định 102 hay theo phần vốn cam kết góp. Việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay của những người soạn thảo điều lệ, tuy nhiên băn khoăn của người viết không phải ở chỗ cách đối phó với những quy định của Nghị định 102 mà làm thế nào để có cách hiểu thống nhất về phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH. Thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần có một hướng dẫn phù hợp về nội dung này để tránh những xung đột khó giải quyết như trường hợp của công ty X.

SOURCE: THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Trích dẫn từ:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/54321/Phan-von-gop-Cam-ket-gop-hay-thuc-gop?.html

1. Chỉ giới đường đỏ là gì?
Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác. Trong đô thị, thường gặp lộ giới là chỉ giới đường đỏ của phần đất dành làm đường đô thị, bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường và vỉa hè.
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên đất đó. Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới lô đất); hoặc lùi vào so với đường đỏ nếu công trình phải xây lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).
Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
2. Xác định chỉ giới đường đỏ và cấp số liệu kỹ thuật hạ tầng đô thị tại Hà Nội
Thực hiện khi dự án đã có địa điểm (hoặc đã được giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch hoặc thỏa thuận quy hoạch – kiến trúc).
Hồ sơ gồm:
 Đơn (theo mẫu
 Hai bản đồ đo đạc khu đất tỷ lệ 1/200- 1/500 do cơ quan có tư cách pháp nhân lập, thời gian chưa quá 2 năm, địa hình còn phù hợp với thực tế.
 Đối với khu đất mới phải có bản sao công văn giới thiệu địa điểm hợp pháp và kèm theo sơ đồ giới thiệu địa điểm. Đối với đất đang sử dụng thì phải có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư.
 Các tài liệu giải trình rõ căn cứ, cơ sở để xác định chỉ giới đường đỏ
 Giấy giới thiệu
 Thời hạn giải quyết hồ sơ
 15 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa giải quyết thủ tục hành chính của Viện Quy Xây dựng trúc Hà Nội .
 Đối với dự án xây dựng công trình quy mô nhỏ (< 2ha) hoặc thuộc khu vực đã có quy hoạch chỉ giới được duyệt. Thời gian giải quyết hồ sơ được tính từ ngày đơn vị tư vấn nộp và hồ sơ được tiếp nhận.
Tư vấn miễn phí cho chủ đầu tư làm thủ tục trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị Chấp thuận Chỉ giới đường đỏ và cung cấp số liệu Hạ tầng Kỹ thuật, thông tin liên hệ Mai Đức Đông, Số điện thoại: 0974.239.569, Địa chỉ: Số 76/1194 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.

TS. NGUYỄN MINH HẰNG – Đại học Ngoại thương

Một trong những vấn đề khó khăn và hay gây tranh cãi trong các tranh chấp, đó là việc tính toán số tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Để đòi bồi thường thành công, các bên cần phải lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.

Tranh chấp giữa một Cty Pháp (người mua) và một Cty Italia (người bán). Do hàng hóa người bán giao không phù hợp với hợp đồng, người mua hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Hai bên tranh cãi về số tiền bồi thường. Tranh chấp được xét xử tại Tòa Phúc thẩm tại thành phố Rennes (Pháp), bản án ngày 27/05/2008. Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (cụ thể là các điều 25, 35, 47, 49, 75 và 77) đã được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Diễn biến tranh chấp

Cty Pháp đã ký với Cty Italia một số hợp đồng mua miếng lót ngực để sản xuất áo bơi với tổng số lượng là 17.600 đôi. Hàng hóa được giao đến cho một Cty Tunisie để gia công. Trong quá trình gia công, người mua phát hiện ra các miếng lót ngực không phù hợp với yêu cầu về chất lượng đã được quy định trong hợp đồng và trả lại hàng. Ngày 3/11/2003, người bán Italia đề nghị sẽ sửa chữa hàng hóa và sẽ giao hàng hóa phù hợp trong thời gian 5 tuần. Tuy vậy, người bán đã không thực hiện được việc sửa chữa hàng hóa trong thời gian nói trên. Ngày 11/12/2003, người mua tuyên bố hủy hợp đồng và đòi người bán bồi thường 32.490 eur, bao gồm 2 khoản sau:

1. Chi phí sản xuất lô áo bơi tại Tunisie từ miếng lót ngực không đạt chất lượng: 16.290 eur (1800 áo x chi phí 9,05 eur/áo)

2. Thiệt hại (do chênh lệch giá) khi mua miếng lót ngực để thay thế. Cty người mua, vào tháng 12/2003 đã phải đặt hàng mua gấp 16.200 đôi miếng lót ngực từ một nhà cung cấp T khác và vì mua gấp cũng như không có vị thế đàm phán nên phải chấp nhận mức giá cao hơn 1 eur so với mức giá trong hợp đồng, dẫn đến thiệt hại là 16.200 eur.

Người bán phản đối các khoản bồi thường nói trên và cho rằng các khoản này là không hợp lý.

Phán quyết của Tòa án:

Tòa án cho rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vì cả Pháp và Italia đều là thành viên của Công ước này.

Tòa áp dụng các điều 25, 35, 47 và 49 CISG để khẳng định trong trường hợp này, người mua có quyền hủy hợp đồng do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng và không thể sửa chữa hàng hóa trong khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm.

Về các khoản mà người mua đòi bồi thường, tòa án lập luận như sau:

Khoản 1: Theo các thư từ trao đổi giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, vào thời điểm phát hiện ra sự không phù hợp của hàng hóa, mới có 860 đôi miếng lót ngực được đưa vào sản xuất. Tuy vậy, phải đợi 3 ngày sau thì Cty người mua mới cho lệnh dừng dây chuyền sản xuất áo bơi tại Tunisie, làm cho số lượng áo bơi được sản xuất tăng lên 1800. Tòa dẫn chiếu đến điu 77 CISG liên quan đến nguyên tắc hạn chế tổn thất, theo đó, bên bị vi phạm phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp đồng gây ra.

Tòa cho rằng, trong trường hơp này, đáng lẽ người mua phải hành động nhanh chóng hơn để giảm bớt thiệt hại. Hơn nữa, chi phí sản xuất áo bơi (9,05 eur/áo) do người mua tính là chưa hợp lý vì chi phí nhân công trung bình để sản xuất áo bơi tại Tunisie thấp hơn ở Pháp rất nhiều, chỉ khoảng 1 eur/áo. Với những lập luận đó, Tòa án cho rằng người mua chỉ được đòi bồi thường thiệt hại số tiền là 3.000 eur.

Khoản 2: Để xem xét khoản thiệt hại do mua hàng thay thế, tòa án áp dụng điều 75 CISG: Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hay bán lại hàng. Khi so sánh giá một đôi miếng lót ngực theo hợp đồng là 0,93 và 0,98 eur và giá mua thay thế là 1,98, tòa án thấy rằng chênh lệch giá là quá lớn và bất hợp lý. Tòa cho rằng, việc mua hàng thay thế vì thế đã không đáp ứng được yêu cầu về tính hợp lý được quy định tại điều 75 CISG. Vì thế, khoản thiệt hại này bị tòa bác bỏ.

Tòa án ra phán quyết rằng người mua chỉ đòi được 3.000 eur chứ không phải là 32.490 eur.

Bài học kinh nghiệm

Tranh chấp này cho thấy, để đòi bồi thường thiệt hại thành công, bên bị vi phạm phải tuân thủ hai nguyên tắc rất quan trọng sau đây:

Thứ nhất, nguyên tắc hạn chế tổn thất. Theo đó, bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng những biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Trong trường hợp này, một cách hợp lý, người mua Pháp đáng lẽ có thể hạn chế đáng kể thiệt hại bằng cách ngừng ngay dây chuyền sản xuất khi phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa.

Thứ hai, nguyên tắc các khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý. Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý. Trong tranh chấp này, tòa án đã dựa vào giá hàng, giá nhân công cũng như mức giá của thị trường để nhận định rằng các thiệt hại mà người mua tính toán là bất hợp lý, không khách quan, không phù hợp với thực tiễn.

Cả hai nguyên tắc này đều được ghi nhận bởi pháp luật hợp đồng thương mại của VN (Điều 302 và 305 Luật Thương mại 2005). Như vậy, các nguyên tắc về đòi bồi thường thiệt hại của VN và CISG là khá tương thích và vì vậy, các DN VN có thể tham khảo các tranh chấp về CISG để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

SOURCE: BÁO DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trích dẫn từ:

http://dddn.com.vn/20100608033555560cat104/tinh-toan-tien-boi-thuong-thiet-hai.htm

<script type=”text/javascript”>

  var _gaq = _gaq || [];
  _gaq.push([‘_setAccount’, ‘UA-23939195-1’]);
  _gaq.push([‘_trackPageview’]);

  (function() {
    var ga = document.createElement(‘script’); ga.type = ‘text/javascript’; ga.async = true;
    ga.src = (‘https:’ == document.location.protocol ? ‘https://ssl&#8217; : ‘http://www&#8217;) + ‘.google-analytics.com/ga.js’;
    var s = document.getElementsByTagName(‘script’)[0]; s.parentNode.insertBefore(ga, s);
  })();

</script>

TRẦN PHƯƠNG HẠNH – Khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TPHCM

Trong thực tiễn ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, đối tượng của hợp đồng và vấn đề thanh toán là hai nội dung quan trọng nhất. Thanh toán là nghĩa vụ chính của bên mua trong giao dịch mua bán hàng hóa. Thỏa thuận về mức giá mà bên mua phải thanh toán và phương thức thanh toán là nội dung chủ yếu của thỏa thuận thanh toán. Nghĩa vụ cung cấp hàng hóa là nghĩa vụ chủ yếu của bên bán. Các thỏa thuận về tên hàng hóa, chất lượng của hàng hóa là những nội dung chủ yếu liên quan đến đối tượng của hợp đồng.

Chất lượng hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng cần được xem xét trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tiễn thương mại có nhiều trường hợp điều khoản chất lượng trong hợp đồng chỉ ghi đơn giản: “như Bản đặc điểm kỹ thuật” (as the Specification) và điều này dẫn đến nhiều tranh cãi liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng khi các bên phát sinh tranh chấp.

1. Vụ kiện giữa Công ty Việt Á Châu và Công ty Connell Bros

1.1. Nội dung vụ kiện:

Tóm tắt vụ kiện:

Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu (bên mua) đã kiện Công ty TNHH Connell Bros (bên bán) để đòi bồi thường thiệt hại do việc hàng hóa do Công ty TNHH Connell Bros cung cấp không đạt yêu cầu về chất lượng. Cụ thể như sau:

Ngày 7/7/2003, Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu (Công ty Việt Á Châu) ký hợp đồng số 241/03-VU mua của Công ty TNHH Connell Bros (Công ty Connell Bros) sản phẩm Myflame 84527E, số lượng 16.080 kg (67 thùng ống), đơn giá 2,9 USD/kg CIF HCMC, trị giá hợp đồng 46.632 USD, xuất xứ hàng hóa: Vương quốc Anh. Sau đó, ngày 11/7/2003 các bên lại ký tiếp hợp đồng số 243/03-VU mua 10.080 kg sản phẩm trên, trị giá 29.232 USD và 5.987,472 kg sản phẩm Performax TF 1133, trị giá 20.357,40 USD. Điều khoản chất lượng của hai hợp đồng này chỉ ghi “theo Bản đặc điểm kỹ thuật” (same as Specifications).

 

Sau khi ký hợp đồng mua hàng với Công ty Connell Bros, bên mua đã ký hợp đồng số 086/07-2003-VG-GCDI ngày 18/7/2003 gia công cán phủ chất chống cháy lên vải Poly-oxford cho Xí nghiệp may Bình Thạnh thuộc Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh – GILIMEX. Ngày 19/8/2003, bên mua đã giao lô hàng thành phẩm cho Xí nghiệp may Bình Thạnh. Đến giữa tháng 9/2003, Xí nghiệp Bình Thạnh phát hiện ra số hàng gia công không đạt yêu cầu do loại chất Myfame 84527E nói trên: vải được gia công ra không khô, dẻo dính, bong tróc. Vì thế, Xí nghiệp Bình Thạnh đã từ chối thanh toán tiền gia công cho bên mua.

Vụ kiện được xử sơ thẩm lần đầu tiên vào ngày 28/9/2004 và đã trải qua bốn phiên xét xử với những kết luận khác nhau qua mỗi lần xét xử. Lần xét xử sơ thẩm thứ nhất vào ngày 28/9/2004, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Công ty Việt Á Châu) đòi bị đơn bồi thường thiệt hại do hàng hóa cung cấp không đúng chất lượng và chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn (Công ty Connell Bros) về yêu cầu thanh toán tiền hàng còn thiếu của nguyên đơn đối với bị đơn1. Bản án sơ thẩm đã bị kháng cáo và bị Tòa phúc thẩm hủy án để giao cho Tòa sơ thẩm giải quyết lại2. Vụ kiện sau đó đã được Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm và phúc thẩm lại vào các ngày 1/8/2006 và 12/7/2007. Cả hai Tòa này đều tuyên hai hợp đồng mua bán trên vô hiệu do nhầm lẫn và tranh chấp của các bên được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế về xử lý hợp đồng vô hiệu: “Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thể trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền… Thiệt hại phát sinh, các bên tự gánh chịu”3.

Quan điểm xét xử của Tòa phúc thẩm lần hai trong Bản án phúc thẩm số 68/KDTM-PT ngày 12/7/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh:

– “…Hai hợp đồng mua bán số 241/03-VU và 243/3-VU mua hóa chất có tên Myflame 84527E dùng cho nguyên liệu vải Polyester và Oxphor. Nhưng lại ghi trong hợp đồng và trong bill nhận hàng là chất Myflame 84527E dùng cho nguyên liệu PO (da thuộc). Nguyên liệu PO không tồn tại trên thị trường 30 năm và không có thực. Hai hợp đồng nêu trên đều do Công ty TNHH Connell Bros soạn thảo, đánh máy và ký sau đó đưa cho Công ty Việt Á Châu ký. Như vậy, bị đơn bán hóa chất Myflame 84527E dùng cho PO. Còn nguyên đơn mua hoá chất Myflame 84527E dùng cho vải sợi Polyester và Oxphor nhưng nhầm lẫn. Cho dù nguyên đơn có chứng minh được rằng, trước khi ký hai hợp đồng nêu trên và sau hai hợp đồng đó vẫn tiếp tục ký các hợp đồng mua chất Myflame 84527E dùng cho vải Polyester và Oxphor và đã đưa vào sản xuất, sản phẩm không bị hư hại. Như vậy, phía Công ty Connell Bros đã bán sản phẩm Myflame 84527E không đúng chất lượng, đưa vào sản xuất đã gây thiệt hại 121.000USD ngoài hợp đồng là lỗi hoàn toàn thuộc Công ty Connell Bros. Công ty Connell Bros biết rõ chất Myflame 84527E đã bán cho Công ty Việt Á Châu, không thể cho rằng Công ty Việt Á Châu mua hàng phải biết mua hàng gì. Rõ ràng, trong hợp đồng đều ghi chất Myflame 84527E chỉ dùng cho PO: “Special notes the Materials for PO Suynthere loather product”. Do vậy, bản án kinh tế – thương mại sơ thẩm số 380/KDTM ngày 01/8/2006 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã căn cứ vào điều 141 Bộ luật Dân sự (1995) và tuyên bố hai hợp đồng 241 và 243 nêu trên vô hiệu là có cơ sở…”

– “Xét kháng cáo của Công ty Connell Bros cho rằng trong hợp đồng ghi rõ là PO nên đã bán nguyên liệu dùng cho PO, phía nguyên đơn dùng cho nguyên liệu PU là không đúng. Tại phiên tòa này, phía Công ty Connell Bros cho rằng đánh máy nhầm lẫn thành chữ PO. Sự nhầm lẫn này không ảnh hưởng đến các điều khoản trong hợp đồng. Đồng thời đổ lỗi cho bị đơn mua hàng phải biết rõ mình mua hàng gì và dùng cho vật liệu PO hoặc PU, còn người bán không chịu trách nhiệm. Kháng cáo của Công ty Connell Bros là không thể chấp nhận được. Bởi lẽ, Công ty Việt Á Châu từ trước đến nay đã ký nhiều hợp đồng mua chất Myflame 84527E chỉ dùng cho PU với Công ty Connell Bros. Công ty Connell Bros biết rõ điều đó và đã thừa nhận bán chất Myflame 84527E dùng cho PU, nhưng hợp đồng do đánh máy lầm nên ghi chữ PO là nguyên liệu không có thực, Công ty Connell Bros cùng là người soạn thảo hợp đồng, người giao hàng, đồng thời là người xuống kiểm tra thực trạng lô hàng đưa vào sản xuất làm hư hại cho 100.000m vải Polyester trị giá 121.000 USD thiệt hại cho Công ty Việt Á Châu. Công ty Connell Bros nhiều lần hứa bồi thường 7 tấn chất Myflame 84527E và xác định chất Myflame 84527E bán là không đúng chất lượng (giám định của chuyên gia bên Công ty Connell Bros, cũng như giám định sau này của VINACONTROL). Công ty Connell Bros hứa bồi thường thiệt hại, nay lại chối bỏ, không thừa nhận, đổ lỗi cho Công ty Việt Á Châu không sản xuất thử nghiệm, không kiểm tra thiết bị của Công ty. Những vấn đề đưa ra chỉ là sự đối phó cho những thiệt hại mà trước đó Công ty Connell Bros thừa nhận đã làm thiệt hại cho Công ty Việt Á Châu…”

– “Xét thấy Công ty Việt Á Châu cũng thừa nhận do quá tin Công ty Connell Bros soạn thảo hợp đồng và do có mối quan hệ mua bán lâu dài, đã ký nhiều hợp đồng với Công ty Connell Bros. Công ty Việt Á Châu cũng cho rằng quá tin vào lời hứa của Công ty Connell Bros, cũng như Công ty sản xuất chất Myflame 84527E đã kiểm tra, xác định chất Myflame đã giao theo hợp đồng 241, 243 như đã ký kết là không đúng chất lượng, đã hứa bồi thường. Sau đó, Công ty Connell Bros không chịu bồi thường, nên mới cho giám định chất Myflame 84527E đã quá hạn sử dụng. Lỗi một phần rõ ràng thuộc Công ty Việt Á Châu. Do vậy phải chịu hậu quả thiệt hại phát sinh do hợp đồng vô hiệu như bản án sơ thẩm đã tuyên là phù hợp…”

Căn cứ điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà tuyên:

“Không chấp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn Công ty TNHH DV-TM-SX Việt Á Châu và kháng cáo của bị đơn Công ty TNHH Connell Bros và giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm.

1. Vô hiệu hợp đồng mua bán số 241/03-VU ký ngày 07/7/2003 và số 243/03-VU ký ngày 11/7/2003 giữa Công ty TNHH sản xuất thương mại Việt Á Châu và Công ty TNHH Connell Bros. Việc xử lý hợp đồng vô hiệu như sau:

a. Bác yêu cầu của Công ty TNHH DV-TM-SX Việt Á Châu trong việc đòi Công ty TNHH Connell Bros bồi thường thiệt hại 121.000USD.

b. Chấp nhận một phần yêu cầu phn tố của Công ty TNHH Connell Bros, buộc Công ty TNHH sản xuất thương mại Việt Á Châu thanh toán cho Công ty Connell Bros 33 thùng Myflame 84527E và hoàn trả số tiền là 52.896 USD, trị giá của 76 thùng Myflame 84527E mà Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu đã sử dụng4.

c. Thiệt hại phát sinh, các bên tự gánh chịu.

Các phần quyết định khác không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật thi hành”.

2. Bình luận vụ án

Trước tiên, phải thừa nhận rằng đây là một vụ kiện phức tạp liên quan đến chất lượng hàng hóa trong hợp đồng: tranh chấp giữa các bên phát sinh do hàng hóa là hóa chất Myflame 84527E mà bên bán cung cấp cho bên mua không đảm bảo yêu cầu về chất lượng: “nguyên liệu hóa chất này làm ra hàng phải đạt tiêu chuẩn hàng chống cháy, khô, không dính ướt, không bị bong tróc”5; và tính phức tạp của vụ việc ở chỗ các yêu cầu kỹ thuật đối với chất lượng của hàng hóa đã không được quy định rõ trong hợp đồng. Theo như những tình tiết trong vụ án, điều khoản chất lượng trong hợp đồng mua bán giữa hai bên chỉ ghi đơn giản “theo Bản đặc điểm kỹ thuật” (same as specifications). Quy định sơ sài này của hợp đồng đã dẫn đến những tranh cãi giữa các bên và sự lúng túng của Tòa án6 trong việc xác định căn cứ để đánh giá chất lượng của hóa chất Myflame 84527E khi mà có đến hai thông số kỹ thuật khác nhau về độ nhớt của sản phẩm. Mặc dù phán quyết cuối cùng của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh đã có hiệu lực pháp luật, với những tình tiết của vụ kiện, chúng tôi cho rằng vẫn còn nhiều điều cần phải bàn luận.

Vấn đề thứ nhất, liệu rằng có các bên có sự nhầm lần về đối tượng của hai hợp đồng mua bán số 241/03-VU ngày 7/7/2003 và 243/03-VU ngày 11/7/2003 hay không?

Vấn đề thứ hai, tiêu chí nào sẽ được lấy làm căn cứ để để đánh giá chất lượng của hàng hóa của hai hợp đồng trên? Vấn đề này chỉ có ý nghĩa khi hợp đồng không bị vô hiệu do nhầm lẫn như quyết định của Tòa án xét xử sơ, phúc thẩm lần hai.

2.1. Yếu tố nhầm lẫn trong hợp đồng

Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu khi có sự nhầm lẫn7 là nhằm đảm bảo cho hợp đồng được ký kết đúng, là sự thể hiện ý chí đích thực của các bên tại thời điểm giao kết. Tuy nhiên, hợp đồng được ký do sự nhầm lẫn của hai bên sẽ không mặc nhiên vô hiệu như các hợp đồng được giao kết do bị lừa dối, đe dọa8. Khi hợp đồng được ký kết do sự nhầm lẫn, cũng có một phần lỗi vô ý của bên bị nhầm lẫn. Do đó, bên bị nhầm lẫn trước tiên phải đàm phán với bên còn lại về việc sửa đổi những nhầm lẫn đó. Nếu yêu cầu thay đổi của bên bị nhầm lẫn không được chấp nhận thì họ mới có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Quy định này là hợp lý và hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực. Mặt khác, không thể nói các bên ký kết là bình đẳng và tự nguyện trong ký kết hợp đồng khi một trong các bên có sự nhầm lẫn vì đã không ở một vị trí bình đẳng với bên kia trong vấn đề tiếp nhận những thông tin liên quan đến giao dịch. Điều này dẫn đến việc họ đã ký kết hợp đồng dưới sự tác động của sự nhận thức sai lầm, do đó, khó có thể nói bên bị nhầm lẫn hoàn toàn tự nguyện khi ký kết hợp đồng.

Trong vụ kiện trên, Tòa án đã nhận định cả hai bên đều có sự nhầm lẫn về tác dụng của hóa chất Myflame 84527E (dùng cho PO – da thuộc hay vải sợi Polyester – Oxford) và đã tuyên hai hợp đồng 241/03-VU và 243/03-VU vô hiệu mà không cần yêu cầu của bất kỳ bên nào (trình bày của Bản án còn cho thấy cả hai bên đều khẳng định hợp đồng có hiệu lực). Theo chúng tôi, trong vụ này, Tòa án đã giải quyết không đúng về mặt trình tự thủ tục và không đúng với nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và định đoạt của đương sự9 (Tòa đã giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của các bên đương sự). Ngoài điểm gây tranh cãi trên, căn cứ để Tòa tuyên hợp đồng vô hiệu cũng là một vấn đề cần được xem xét lại.

Theo nội dung của Bản án trên, Hội đồng xét xử đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu dựa trên nhận định “sự đánh máy lầm lẫn” chữ PU (vải da tổng hợp) thành PO (da thuộc) – PO là nguyên liệu đã không tồn tại trên thị trường 30 năm và không có thực. Đây là chỉ lỗi kỹ thuật của nhân viên đánh máy (ngay cả Bản án của các Tòa án giải quyết vụ tranh chấp cũng mắc phải) mà đã được cả hai bên thừa nhận, các bên tại phiên tòa đều đồng ý ký hiệu đúng phải là PU (polyurethane)10. Hơn nữa, lỗi kỹ thuật này đó cũng có thể xuất phát từ chính đối tượng là vải Polyester và Oxford bởi vì chữ Poly Oxford có thể được các bên viết tắt thành PO. Mặc dù giả thiết này khó chứng minh, nhưng Tòa án cũng cần phải đặt ra để xem xét, có như vậy thì các tình tiết của vụ án mới được xem xét một cách kỹ lưỡng và toàn diện. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân của việc đánh máy nhầm không phải là vấn đề thiết yếu đáng quan tâm trong vụ án. Điều cần làm rõ ở đây là cần hiểu thế nào là “nhầm lẫn” – căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn?

Theo Bộ nguyên tắc UNIDROIT thì nhầm lẫn là “sự tin nhầm về sự việc hoặc về pháp luật tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng”11, nghĩa là sự hiểu không đúng về nội dung, bản chất của sự vật, sự việc hay nhầm lẫn về pháp luật; việc nhầm lẫn về mặt hình thức cũng có thể làm hợp đồng vô hiệu khi nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hiểu sai về nội dung. Bộ luật dân sự Việt Nam không quy định riêng một điều khoản “khái niệm nhầm lẫn” như Bộ nguyên tắc UNIDROIT nhưng Điều 131 của Bộ luật Dân sự (Điều 141 Bộ luật Dân sự 1995) đều cho thấy nhầm lẫn ở đây phải là một nhầm lẫn về nội dung, bản chất của giao dịch, chứ không phải là một lỗi kỹ thuật trong đánh máy. Vấn đề còn lại là các bên có sự nhầm lẫn về mặt nội dung hay không? Bên mua – Công ty Việt Á Châu – khẳng định Công ty mua hóa chất Myflame 84527E để dùng cho vải Polyester và Oxford. Về phía bên bán, Hội đồng xét xử cũng nhận định Công ty Connell không có sự nhầm lẫn về nội dung chất PU hay PO: “… Bởi lẽ Công ty Việt Á Châu từ trước đến nay đã ký nhiều hợp đồng mua chất Myflame 84527E chỉ dùng cho PU với Công ty Connell Bros. Công ty Connell Bros biết rõ điều đó và đã thừa nhận bán chất Myflame 84527E dùng cho PU, nhưng hợp đồng do đánh máy lầm nên ghi chữ PO là nguyên liệu không có thực…” (vấn đề này sẽ được tiếp tục làm rõ ở phần sau). Vì thế, chúng tôi cho rằng việc phán quyết hợp đồng vô hiệu của Tòa án là không có tính thuyết phục và có nhiều mâu thuẫn.

2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng

Mục đích của chúng tôi khi xem xét vụ án trên là thông qua vụ án này để góp phần tìm hiểu về giải pháp được pháp luật đưa ra đối với những trường hợp tranh chấp của các bên về một nội dung không được thỏa thuận rõ trong hợp đồng, trong trường hợp cụ thể của vụ án này là thỏa thuận về chất lượng hàng hóa mà các bên tiến hành mua bán12.

Theo những ghi nhận trong Bản án trên và các Bản án của các Tòa xét xử vụ kiện trước đó, điều khoản về chất lượng được ghi trong hợp đồng chỉ quy định một cách ngắn gọn: “theo Bản đặc điểm kỹ thuật”. Cũng qua những ghi nhận của các Bản án, hóa chất Myflame 84527E có hai thông số kỹ thuật khác nhau về độ nhớt của hóa chất:

– Bản dữ liệu kỹ thuật Myflame 84527E cấp tháng 5/2002, có độ nhớt 95 poise.

– Bản dữ liệu kỹ thuật Myflame 84527E cấp tháng 7/2002, có độ nhớt 115 poise. (Bản được cấp cho hai hợp đồng đang xảy ra tranh chấp)

– Bản dữ liệu kỹ thuật Myflame 84527E cấp tháng 10/2002, có độ nhớt 95 poise13.

Điểm kỳ lạ này đã được Cơ quan giám định VINACONTROL lưu ý trong kết luận giám định: “… Myflame là hỗn hợp làm chậm quá trình cháy, còn số 84527E là số sản phẩm. Thông thường mỗi sản phẩm chỉ có một độ nhớt nhất định. Tuy nhiên, sản phẩm Myflame 84527E mà các bên giao dịch lại có hai số độ nhớt là 95 poise và 115 poise”14. Mặc dù kết luận của cơ quan giám định không xác định được thông số cụ thể để đánh giá chất lượng của hàng hóa, chúng tôi vẫn đánh giá rất cao kết luận trên vì nó đã cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc tìm ra tiêu chí hợp lý để đánh giá chất lượng của hàng hóa Myflame 84527E, đó là “thông thường mỗi sản phẩm chỉ có một độ nhớt nhất định”. Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để lựa chọn một trong hai độ nhớt trên để làm căn cứ “nhất định” của sản phẩm Myflame 84527E. Điều này cũng phù hợp với tập quán thương mại chung và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn khi xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật15.

Chúng tôi cho rằng thông số độ nhớt 95 poise là thông số nên được sử dụng như là một tiêu chí thống nhất để xác định độ nhớt của hóa chất Myflame 84527E dựa trên những tình tiết của vụ kiện và các luận cứ sau:

Thứ nhất, độ nhớt 95 poise là độ nhớt chủ yếu được nhà sản xuất sử dụng để xác định độ nhớt của hóa chất Myflame: Trong ba Bản đặc điểm kỹ thuật thì có hai bản ghi độ nhớt là 95 poise.

Thứ hai, độ nhớt 95 poise được coi là một điều khoản hiểu ngầm của các bên do các bên đã hình thành với nhau một thói quen thương mại16: (i) Trước khi ký hai hợp đồng đang tranh chấp (độ nhớt 115 poise) thì hai bên đã ký với nhau những hợp đồng tương tự để mua hóa chất Myflame 84527E để bên mua dùng cho việc gia công chất chống cháy lên vải Poly-Oxford và độ nhớt của hóa chất Myflame 84527E ở các hợp đồng nói trên đều là 95 poise; (ii) Thay đổi độ nhớt từ 95 poise lên 115 poise đã không được bên bán thông báo cho bên mua biết như một thay đổi trong hợp đồng và thói quen của các bên. Theo chúng tôi, đây là sự tắc trách của bên bán trong việc tuân thủ nguyên tắc thiện chí và trung thực trong hoạt động thương mại. Vì thế, việc bên mua không chấp nhận độ nhớt 115 poise là hợp lý.

Trong trường hợp này, có thể xem hóa chất Myflame 84527E (độ nhớt 95 poise) mà bên mua đã mua của Công ty Connell Bros trước hai hợp đồng đang tranh chấp là mẫu hàng hóa mà bên bán đã cung cấp cho bên mua, và việc gia công cán phủ bằng hóa chất Myflame 84527E có độ nhớt 95 poise thành công là nguyên nhân để bên mua tiếp tục ký các hợp đồng mua loại hóa chất này. Vì vậy, bên bán sẽ phải cung cấp hàng hóa phù hợp với mẫu hàng hóa. Đây là yêu cầu của nguyên tắc thiện chí, trung thực và là một trong những tiêu chí để xác định chất lượng của hàng hóa trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận được quy định tại Điều 39 Luật Thương mại 200517. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là vụ việc xảy ra khi Luật Thương mại 2005 chưa có hiệu lực, mà Luật Thương mại 1997 lại không quy định những nội dung như Điều 39 của Luật Thương mại 2005.

Bên cạnh quy định về nghĩa vụ cung cấp hàng hóa có chất lượng như hàng mẫu, Điều 39 Luật Thương mại 2005 còn quy định người bán phải cung cấp hàng hóa có chất lượng phù hợpvới mục đích cụ thể mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu quy định này được áp dụng cho vụ án thì có thể kết quả của vụ án sẽ khác đi và lúng túng của Tòa án về đối tượng của hợp đồng có thể sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và thuyết phục. Bởi, quy định nói trên là căn cứ pháp lý quan trọng để Tòa án có thể đưa ra kết luận mục đích cụ thể của hợp đồng là “dùng cho vải Polyester và Oxford”.

3. Kết luận

Chúng tôi cho rằng, cách giải quyết vụ kiện theo hướng tuyên vô hiệu hợp đồng là không hợp lý và đã không giải quyết được triệt để tranh chấp của các bên. Trong vụ kiện này, yêu cầu của bên nguyên đơn (bên mua) là đòi bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đúng chất lượng và phía bị đơn (bên bán) có yêu cầu phản tố đòi bên nguyên đơn phải thanh toán tiền mua hàng hóa mà nguyên đơn còn thiếu. Hơn nữa, Tòa án giải quyết vụ tranh chấp trên đã không xem xét toàn diện các chứng cứ và tình tiết của vụ án, mà chỉ lý giải các tình tiết của vụ việc một cách chủ quan. Điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn, luẩn quẩn trong chính những lập luận và nhận định của Tòa án, làm cho Bản án của Tòa không có tính logic pháp lý và tính thuyết phục cao.

Những nội dung của Điều 39 Luật Thương mại 2005 là những nội dung mới được bổ sung mà Luật Thương mại 1997 trước đây không có. Như trình bày ở phần trên, nếu các nội dung tại Điều 39 được áp dụng thì có thể việc giải quyết vụ án trở nên đơn giản hơn, tránh được những mâu thuẫn và lúng túng của Tòa án, nhất là đối với việc xác định mục đích sử dụng của chất Myflame 84527E trong hợp đồng. Mặc dù những kết quả tương tự cũng có thể đạt được nếu vận dụng những quy định về giải thích hợp đồng của Bộ luật Dân sự 199518, tuy nhiên quy định rõ ràng của Điều 39 Luật Thương mại 2005 sẽ giúp Tòa án không phải mất thời gian cho việc giải thích điều khoản hợp đồng.

Chú thích:

(1) Xem Bản án số 245/KTST ngày 28/9/2004 của Tòa án nhân dân TP.HCM.

(2) Xem Bản án số 37/KTPT ngày 20/10/2004 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM.

(3) Xem Bản án số 380/2006/KDTM-ST ngày 01/8/2006 Tòa án nhân dân TP.HCM và Bản án phúc thẩm số 68/2007/KDTM-PT ngày 12/7/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM.

(4) Được sửa lại theo Thông báo sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm số 420 ngày 30/7/2007 là: “Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty TNHH Connell Bros, buộc Công ty TNHH sản xuất thương mại Việt Á Châu có nghĩa vụ hoàn trả Công ty TNHH Connell Bros 33 thùng Myflame và số tiền là 52.896 USD, trị giá 76 thùng Myflame 84527E mà Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu đã sử dụng”.

(5) Lời trình bày của nguyên đơn được ghi nhận trong Bản án phúc thẩm số 37/KTPT ngày 12/5/2005.

(6) Xem Bản án số 245/KTST ngày 28/9/2004 (sơ thẩm lần thứ nhất) và Bản án số 37/KTPT ngày 12/5/2005 (phúc thẩm lần thứ nhất).

(7) Điều 131 Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 141 Bộ luật Dân sự 1995).

(8) Xem Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 142 Bộ luật Dân sự 1995).

(9) Xem điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

(10) Được thể hiện rất rõ trong Bản án sơ thẩm số 380/KDTM-ST ngày 01/8/2006 Tòa án nhân dân TP.HCM.

(11) Điều 3.4 Bộ nguyên tắc của UNIDROIT.

(12) Bản án sơ thẩm số 245/KTST ngày 28/9/2004, Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh có viết: “… Hội đồng xét xử nhận thấy các bên đã không thỏa thuận và ghi rõ những chỉ số và đặc tính kỹ thuật chi tiết của hóa chất Myflame 84527E mà các bên mua bán nên không có cơ sở để so sánh và xác định.”

(13) Xem Bản án số 37/KTPT ngày 12/5/2005. Thuật ngữ “Bản dữ liệu kỹ thuật” trong các bản án dùng để chỉ Bản đặc điểm kỹ thuật.

(14) Xem Bản án số 380/2006/KDTM-ST ngày 01/8/2006.

(15) Xem Điều 6.4 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

(16) Xem Điều 409 Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 408 Bộ luật Dân sự 1995); Điều 8, 9 Công ước Viên; Điều 1.9, 1.10, 4.2, 4.3, 4.4, 4.6 Bộ nguyên tắc UNIDROIT .

(17) Điều 35.2 Công ước Viên 1980.

(18) Giải thích điều khoản hợp đồng về ký hiệu PU hay PO có thể dựa vào quy định tại Điều 408.1 Bộ luật Dân sự 1995 (tiêu chí ý chí chung của các bên). Để xác định PU là “da thuộc tổng hợp” hay “vải Poly-Oxford” có thể dựa vào quy định tại Điều 135.2 và Điều 408 Bộ luật Dân sự 1995 (tiêu chí bảo vệ bên yếu thế và tiêu chí tập quán mua bán đã được xác lập từ trước giữa hai bên).

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ

Trích dẫn từ:

http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/hop-111ong-bi-tuyen-vo-hieu-do-nham-lan-nhin-tu-quy-111inh-ve-xac-111inh-chat-luong-hang-hoa-trong-hop-111ong

PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA – Khoa Luật ĐHQG Hà Nội

Đạt mục đích bằng nhiều công cụ khác nhau:

Sau hơn mười năm thực hiện không thành công, Luật PSDN 1993 đang được xem xét sửa đổi. Vượt ra khỏi những hạn chế mang tính kỹ thuật lập pháp, tính chưa đồng bộ của các đạo luật tố tụng và cách triển khai thực hiện đạo luật này, cần xem xét nguyên nhân của sự bất thành này trong khung cảnh của nhiều công cụ tái tổ chức doanh nghiệp thua lỗ. Những bình luận tổng quan ở trên cho phép dự báo vai trò của pháp luật phá sản trong tương lai sẽ không thay đổi đáng kể. Đối với doanh nghiệp nhà nước, Luật phá sản sẽ vẫn chỉ là một công cụ tái tổ chức yếu ớt; tòa án sẽ không thể mau chóng thay thế các cơ quan hành chính chủ quản trong việc phục hồi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dân doanh, chững nào khái niệm trách nhiệm hữu hạn chưa trở thành phổ biến và cá nhân chủ nợ không được tuyên bố miễn trách, chừng đó các thiết chế đòi nợ tập thể có sẵn trong xã hội Việt Nam sẽ thay thế Luật phá sản.

Xác định tình trạng mất khả năng thanh toán:

Mất khả năng thanh toán là dấu hiệu đầu tiên cần được làm rõ bởi pháp luật phá sản. Chỉ khi lâm vào tình trạng này, các thiết chế của tái tổ chức hoặc thanh lý tư pháp mới được áp dụng. Cần làm rõ và lựa chọn một trong hai khái niệm: (i) mất khả năng thanh toán và (ii) lâm vào tình trạng phá sản. Tình trạng thua lỗ trầm trọng, kéo dài, không mang tính chất kẹt tiền tức thời này đã phần nào được nhận diện qua các dấu hiệu quy định tại điều 6, Nghị định số 189/CP [1994]. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh các dấu hiệu này chỉ để suy đoán doanh nghiệp đang mất khả năng thanh toán, chứ không có ý nghĩa doanh nghiệp đã phá sản, cần phải thu hồi, phát mại và thanh lý sản nghiệp. Vì lý do đó, nhiều nước đã đổi tên luật phá-sản thành luật mất khả năng thanh toán. Thêm nữa, mất khả năng thanh toán thường dựa trên tiêu chí không thanh toán nợ đến hạn (dòng tiền)hoặc tổng nợ vượt quá tài sản có (cân đối tài sản). Muốn áp dụng rộng rãi luật mất khả năng thanh toán như là một biện pháp tái cơ cấu, phải mở rộng và đơn giản hoá đối tượng áp dụng, tránh dùng các tiêu chí khó định lượng. Cách quy định của điều 3 Dự thảo, theo thiển ý của tôi, đã đi đúng xu hướng này.

 Tên gọi của đạo luật, theo tôi nên giữ như cũ (Luật phá sản doanh nghiệp) hoặc đổi thành Luật mất khả năng thanh toán. Không nên đổi tên đạo luật thành ”Luật phá sản” và chia đối tượng áp dụng thành doanh nghiệp và hợp tác xã, bởi HTX, tuy có vài đặc điểm riêng do tính dân chủ, tương trợ và cộng đồng, song về bản chất vẫn là một loại hình doanh nghiệp, một pháp nhân có thể phá sản.

Phá sản cá nhân và phá sản công ty: Luật PSDN 1993 áp dụng cho “doanh nghiệp”, không phân biệt phá sản cá nhân và phá sản công ty, phá sản trong kinh doanh và phá sản của người tiêu dùng. Tuy nhiên đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản vẫn có thể bao gồm cá nhân, ví dụ chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp doanh trong các công ty hợp danh. Đối với cá nhân vỡ nợ, cần nhấn mạnh tuyên bố miễn trách/xoá nợ, tạo cho họ cơ may lập nghiệp mới- một hệ quả đặc biệt mang tính nhân đạo của phá sản cá nhân so với phá sản công ty. Đối với công ty vỡ nợ, cần phân tách sản nghiệp công ty và các thành viên, không nhầm lẫn giữa trách nhiệm của công ty và các thành viên. Điều 94 của Dự thảo có thể nên được xem xét chỉnh sửa theo xu hướng này.

Tài sản phá sản:

Toàn bộ sản nghiệp của con nợ sau khi có quyết định thụ lý vụ phá sản của toà án hợp thành một khối, gọi là tài sản phá sản. LPSDN 1993 chưa dùng khái niệm này, mà chỉ dùng khái niệm “tài sản còn lại”, song chưa giải nghĩa rõ ràng. Vì sự thiếu rõ ràng đó, cần định nghĩa “tài sản phá-sản“ và phân biệt khái niệm này với số tài sản qua phát mại mà thu hồi được để thanh toán cho các chủ nợ theo tứ tự và tỷ lệ ưu tiên.

Quan hệ giữa vụ phá sản và các vụ kiện khác: Theo Điều 39 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, toà án đang giải quyết vụ án kinh tế phải ra quyết định đình chỉ vụ án khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong khi đó, thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo LPSDN 1993 không đương nhiên bao gồm những tranh chấp phái sinh. Điều này gây thêm khó khăn cho toà án, bởi vậy thẩm phán giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản cần đồng thời có quyền giải quyết các vụ án kinh tế liên quan.

Tác giả viết bài này vào thời điểm Luật phá sản năm 2003 đang được soạn thảo

SOURCE: BÁO DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Trích dẫn từ: http://dddn.com.vn/26037cat103/di-tim-triet-ly-cua-luat-pha-san.htm

PHẠM HOÀI HUẤN

Các hợp đồng kinh tế đối với những sản phẩm kỹ thuật bao giờ cũng có mục bảo hành sản phẩm. Tuy nhiên, các DN VN lại thường coi nhẹ điều khoản này mà không nhìn nhận rõ ràng nghĩa vụ pháp lý của mình.

Điều 44 Luật thương mại quy định: Việc kiểm tra hàng hoá không chỉ là một cách để tự bảo vệ mình trước các hệ luỵ của việc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng mà trong nhiều trường hợp bên bị vi phạm còn bị mất quyền khiếu kiện vì không thực hiện hành vi kiểm tra như được viện dẫn ở trên

Ngày 15/4/2005 Cty TNHH thương mại Sông Tiền (Cty Sông Tiền) và Cty cổ phần kỹ thuật công nghệ Á Châu (Astech Corp) cùng thỏa thuận ký hợp đồng giao nhận thầu. Trong đó Astech cung ứng vật tư thiết bị và thi công đấu nối 2 tủ đông tiếp xúc và lắp đặt hệ thống làm lạnh nước với khối lượng 5m3/h và nhiệt độ lạnh đến -100oC, với giá trị hợp đồng 376.040.000 đồng. Cty Sông Tiền đã thanh toán cho Astech hơn 318 triệu  đồng, trong hợp đồng có 1 hạng mục: 2 tủ đông tiếp xúc không thực hiện. Sau khi lắp đặt hệ thống làm lạnh nước máy chỉ  hoạt động được 26 ngày thì bị hỏng. Cty Sông Tiền có văn bản nhắc nhở, yêu cầu phía Astech khắc phục sửa chữa nhưng gần 4 tháng sau mới thay thế bộ phận hư và máy hoạt động được 10 ngày thì tiếp tục không hoạt động được.

Astech cho rằng, ngày 23/8/2006 Cty Astech bàn giao hệ thống vận hành, Cty Sông Tiền chấp nhận lấy hóa đơn, vận hành hệ thống làm lạnh nước như trong hợp đồng 04 – 05/HĐKT. Ngày 13/2/2006, Astech đã thay thế và đấu nối xong dàn bay hơi GEA như nội dung bảo hành trong hợp đồng.

Ngày 19/2/2006, Cty Sông Tiền tự ý cho nạp ga và vận hành hệ thống. Mặt khác, trong suốt thời gian vận hành, Astech không nhận được thông báo nào từ Cty Sông Tiền về tình trạng hoạt động của hệ thống ga, mức dầu, áp suất đẩy, áp suất hút… điều này dẫn đến máy hư hỏng. Vì vậy phía Astech không đồng ý di dời hệ thống làm lạnh, không hoàn trả lại tiền và bồi thường thiệt hại cho phía Cty Sông Tiền. Cty Sông Tiền khởi kiện yêu cầu phía Astech di dời hệ thống lắp đặt, hoàn trả lại cho Cty Sông Tiền 318.416.000 đồng và bồi thường thiệt hại  Tuy nhiên, tòa án đã ra quyết định, hủy hợp đồng  giữa Cty Sông Tiền và Astech. Buộc Astech phải trả cho Cty Sông Tiền 318.416.000 đồng vốn và bồi thường thiệt hại. Buộc Astech phải tự tháo dỡ, di dời toàn bộ vật tư  thiết bị hệ thống làm lạnh đã lắp đặt tại Cty Sông Tiền.

 

Những bài học đặt ra

Theo quy định của Bộ Luật dân sự, hợp đồng có thể chia làm hai loại Hợp đồng đơn vụ và Hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà trong đó các bên của hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau. Quyền lợi của các bên trong hợp đồng phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Hợp  đồng giữa Cty Sông Tiền và Astech là một loại hợp đồng song vụ.

Về nguyên tắc, việc thực hiện hợp đồng phải đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác. Việc thực hiện không đúng các thoả thuận trên sẽ được coi là hành vi vi phạm hợp đồng. Do tầm quan trọng của vấn đề nên pháp luật luôn dành cho các bên quyền được kiểm tra việc thực hiện hợp  đồng. Cụ thể:

Thứ nhất, trường hợp các bên có  thoả thuận để bên mua hoặc  đại diện của bên mua kiểm tra hàng hoá  trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo  đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có  điều kiện tiến hành việc kiểm tra.

Thứ 2, trừ trường hợp có  thỏa thuận khác, bên mua hoặc  đại diện của bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà  hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì  việc kiểm tra hàng hoá có  thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá  được chuyển tới địa điểm đến.

Thứ 3, bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết hàng hoá mà bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý.

Thứ 4, bên bán phải chịu trách nhiệm về  những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá  không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.

Trong trường hợp này, hệ thống làm lạnh này là một đối tượng kĩ thuật cao không dễ phát hiện các khuyết tật. Do đặt thù của lĩnh vực công nghệ kĩ thuật, các khuyết tật chỉ có  thể phát hiện được thông qua quá trình vận hành trên thực tế. Theo một cách hợp lí, luật cũng dành một qui định riêng cho trường hợp này. Đó là trong quá trình vận hành, nếu phát hiện có khuyết tật thì phải thông báo cho bên bán.

Trong các hợp đồng mua bán, đặc biệt liên quan đến các sản phẩm kĩ thuật, thông thường bên bán thường có nghĩa vụ phải bảo hành cho sản phẩm. Theo đó, trong thời hạn bảo hành mà sản phẩm bị  hư hỏng thì người bán phải có nghĩa vụ  bảo hành sản phẩm. Việc bảo hành còn bao gồm cả  hành vi đổi sản phẩm khác cùng loại cho khách hàng nếu như các khuyết tật không thể sửa chữa được. Tuy vậy, nghĩa vụ bảo hành sẽ không phát sinh trong trường hợp người mua không sử dụng sản phẩm theo đúng qui cách. Do đó, nếu xảy ra trường hợp này, các thiệt hại người mua phải tự chịu trách nhiệm.

Để giải quyết mâu thuẫn giữa Cty Sông Tiền và Astech cần phải trả lời cho câu hỏi: Hệ thống làm lạnh bị hỏng do Cty Sông Tiền vận hành không đúng quy cách hay vì Astech thực hiện không đúng thảo thuận của hợp đồng ? Theo báo cáo kết quả kiểm tra kỹ  thuật lắp đặt hệ  thống làm lạnh nước ngày 28/8/2006 của Trung tâm kiểm  định kỹ thuật an toàn khu vực 2  xác  định: “Lưu lượng mức lạnh qua dàn bay hơi 4,021 m3/h nhỏ hơn 5 m3/h như đã ký kết trong hợp đồng. Hệ thống không có đặt bình tách lỏng tại đường ống hút, đồng thời đoạn đường ống hút từ đầu ra của dàn bay hơi đến đầu hút của máy nén là 0,5 m, quá ngắn nên không ngăn được hiện tượng dịch môi chất về đầu hút của máy nén và dẫn đến hiện tượng và đập thủy lực trong máy nén, đây là hiện tượng gây ra sự cố nguy hiểm trong quá trình vận hành hệ thống lạnh. Kết luận hệ thống lạnh đã lắp đặt, không đảm bảo các thông số kỹ thuật yêu cầu đã ký kết trong hợp đồng, chưa đảm bảo điều kiện kỹ thuật và an toàn để đưa hệ thống vào sử dụng”.

Từ  đó, kết luận của bản án Astech vi phạm nghĩa vụ là có cơ sở.

SOURCE: BÁO DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ

Trích dẫn từ: http://dddn.com.vn/2010072911071740cat69/nghia-vu-theo-hop-dong-song-vu.htm

NGUYỄN HỮU PHƯỚC & ĐINH QUANG THUẬN – Công ty Luật Phuoc & Partners

Mỗi công ty đều có thông tin mật theo ngành nghề riêng của mình. Đó là những thông tin có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty nếu các đối thủ cạnh tranh cố ý hoặc tình cờ khám phá được. Có nhiều nguồn mà theo đó thông tin mật về kinh doanh có thể bị rò rỉ cho các đối thủ cạnh tranh và một trong những nguồn rò rỉ thông tin khó quản lý nhất là từ các nhân viên cũ.

Về nguyên tắc, khi một nhân viên và công ty ký hợp đồng lao động, mối quan hệ lao động giữa hai bên phát sinh. Tuy nhiên, khi hợp đồng lao động chấm dứt, mối quan hệ lao động giữa công ty và nhân viên kết thúc, mối quan hệ giữa hai bên (nếu có) sẽ thuần túy là mối quan hệ dân sự và được điều chỉnh theo luật dân sự Việt Nam. Trong tình huống như vậy, làm sao doanh nghiệp có thể bảo vệ thông tin mật của mình? Dưới đây là bốn bước doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm bớt thiệt hại.

Bước 1

Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận không tiết lộ.

Điều 85, Bộ luật Lao động Việt Nam quy định rằng nhân viên làm việc tại một doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ và kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu nhân viên vi phạm hành vi tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh, nhân viên đó sẽ chịu hình thức kỷ luật là sa thải.

Ngoài ra, điều 129.5 của bộ luật trên cũng quy định nhân viên có năng lực về kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao mà tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường cho các thiệt hại đã gánh chịu.

Do vậy, bước đầu tiên trong kế hoạch bảo vệ thông tin hiệu quả là yêu cầu từng nhân viên vào thời điểm tuyển dụng (hoặc vào thời điểm nhân viên đó thay đổi vị trí công tác và trong cương vị mới, sẽ phải truy cập thông tin mật) ký kết thỏa thuận không tiết lộ, còn được gọi là NDA (Non – disclosure aqreement).

 

Thỏa thuận NDA là một hợp đồng hợp pháp, xác định thông tin mật và thông qua đó các bên đồng ý không tiết lộ thông tin được xác định theo thỏa thuận cho các bên thứ ba. Thỏa thuận NDA như là hình thức thỏa thuận không cạnh tranh, trong một số phương diện, tạo nên một mức độ bảo vệ chặt chẽ cho người sử dụng lao động. Trong khi thỏa thuận không cạnh tranh (nếu có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam) phải được giới hạn về thời gian và địa lý, thì thỏa thuận NDA có thể bao gồm phạm vi rất rộng.

Việc ký thỏa thuận không cạnh tranh cũng là một chọn lựa khác đối với công ty bạn nếu công ty mẹ ở nước ngoài kiên quyết yêu cầu thực hiện. Thỏa thuận không cạnh tranh chỉ là một hợp đồng thỏa thuận theo đó nhân viên đồng ý không theo đuổi ngành hoặc nghề cạnh tranh với người sử dụng lao động hiện thời của mình. Đối với các doanh nghiệp vốn nước ngoài, quyền lợi hàng đầu là mối quan hệ của họ với các khách hàng. Bên cạnh đó, những loại quyền lợi khác có thể được bảo vệ gồm bí mật kinh doanh, thông tin về sản phẩm (chẳng hạn như các công thức, thành phần), thông tin giá cả và tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Hiện nay trong khi thỏa thuận không cạnh tranh nói chung có giá trị pháp lý và có thể được thi hành tại hầu hết các quốc gia, thì luật pháp và tòa án Việt Nam chưa công nhận loại thỏa thuận hạn chế kinh doanh này. Vì vậy, việc ký thỏa thuận không cạnh tranh nếu thực sự cần thiết sẽ có tính chất răn đe hơn là loại thỏa thuận mà có thể ràng buộc nhân viên thi hành.

Bước 2

Thực hiện các bước để bảo vệ thông tin công ty bạn trong phạm vi nội bộ.

Chỉ riêng thỏa thuận NDA thì không thể ngăn chặn nhân viên có ý đồ xấu tiết lộ thông tin mật về kinh doanh của công ty. Để tạo thêm một lớp bảo vệ, công ty phải thực hiện các rào chắn vật lý đối với thông tin mật. Trong nhiều trường hợp, các rào chắn vật lý này mang tính cách đặc thù theo ngành nghề. Chẳng hạn, nếu công ty bạn sản xuất bia, bạn có thể khóa giữ công thức bí mật trong két sắt, trong khi một công ty phần mềm vi tính có thể sử dụng mật khẩu hoặc công nghệ mã hóa dữ liệu để ngăn cản nhân sự không có tay nghề kỹ thuật truy cập vào mã nguồn hoặc mã đối tượng của công ty. Bất kể phương cách bạn sử dụng, các rào chắn vật lý phải được thiết kế để hạn chế việc truy cập vào thông tin mật của công ty đối với các nhân viên cần biết thông tin để thực hiện nhiệm vụ một cách đầy đủ. Nếu là công ty phát triển phần mềm, thì nhân viên kế toán tiền lương không cần biết mã nguồn các sản phẩm phần mềm của công ty để thực hiện các chức năng của mình.

Xin lưu ý, Luật Cạnh tranh của Việt Nam quy định rằng người sử dụng lao động thực hiện các bước để bảo vệ bí mật kinh doanh của họ. Để hội đủ tính chất của một bí mật kinh doanh, điều 3.10, Luật Cạnh tranh xác định thông tin đó (i) không phải là kiến thức bình thường (tức không phải là thông tin ngành nghề được phổ biến rộng rãi), (ii) phải mang lại cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh một số ưu thế kinh doanh so với những người không có bí mật kinh doanh, và (iii) phải được xử lý bằng các biện pháp thiết yếu để bảo vệ tính bí mật của thông tin (các biện pháp bảo đảm thông tin không bị tiết lộ hoặc không được truy cập một cách dễ dàng). Như vậy, theo luật Việt Nam, thông tin sẽ không được xem là bí mật kinh doanh nếu thông tin đó không được chủ sở hữu thông tin bảo vệ đúng cách.

Bước 3

Thực hiện phỏng vấn đối với nhân viên trước khi thôi việc.

Các cuộc phỏng vấn trước khi thôi việc cũng quan trọng. Các cuộc phỏng vấn này sẽ củng cố nghĩa vụ không tiết lộ của nhân viên sắp thôi việc (nên giải thích cặn kẽ cho nhân viên trong khi phỏng vấn), giúp bạn xác định được lai lịch công ty mới của nhân viên sắp thôi việc cũng như nhiệm vụ mới của nhân viên (điều này sẽ cho phép bạn đánh giá liệu chăng công việc mới của nhân viên đó đặt ra các mối quan ngại về việc bảo mật thông tin), và giúp bạn chắc chắn lấy lại được mọi tài liệu mật và độc quyền mà nhân viên sắp thôi việc đang nắm giữ.

Không phải mọi nhân viên đều nghỉ việc với tinh thần thân thiện, và các nhân viên đó có thể không sẵn sàng tham dự cuộc phỏng vấn trước khi thôi việc. Vì vậy, bạn nên đưa điều khoản “phỏng vấn trước khi thôi việc” vào thỏa thuận NDA. Điều khoản này nên được soạn thảo để yêu cầu nhân viên sắp xếp thời gian và tham dự cuộc phỏng vấn trước khi thôi việc.

Bước 4

Theo dõi nhân viên cũ và công ty mới của nhân viên đó.

Điều 41, Luật Cạnh tranh nghiêm cấm các doanh nghiệp, trong số các hành vi, thực hiện, tiết lộ hoặc sử dụng thông tin thuộc diện bí mật kinh doanh mà không được sự cho phép của chủ sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó, hoặc nghiêm cấm lừa gạt hoặc lạm dụng lòng tin của con người (chẳng hạn cựu nhân viên của công ty cũ) có nghĩa vụ duy trì tính bảo mật, nhằm mục đích truy cập, thu góp và tiết lộ thông tin thuộc diện bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.

Do vậy, nếu biết rằng nhân viên của mình đến làm việc cho một trong các đối thủ cạnh tranh của công ty, bạn nên chính thức gửi thư cho công ty mới thông báo rằng nhân viên đó đã ký thỏa thuận NDA và rằng bạn có ý định thực hiện thỏa thuận này. Lợi ích của việc gửi thư này nhằm ngăn cản công ty mới sẽ tranh biện sau đó, trong trường hợp tranh tụng, là đã không biết có thỏa thuận này và do vậy không chịu trách nhiệm về việc lôi kéo nhân viên đó vi phạm nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận đó. Bạn nên gửi thư này cho công ty mới và nhân viên cũ, và nên đính kèm theo thư bản sao thỏa thuận.

Hãy làm theo bốn bước trên, có như thế bạn mới nhanh chóng đi vào giấc ngủ trọn vẹn, với những giấc mơ ngọt ngào.

SOURCE: THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Trích dẫn từ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/23965/

THS. NGUYỄN MAI PHƯƠNG- EP LEGAL

Hợp đồng góp vốn trong giao dịch bất động sản thường được nhà đầu tư sử dụng như một cách “níu chân” khách hàng. Tuy nhiên, đối với khách hàng, mức độ mạo hiểm cảu loại hợp đồng này không kém… làm xiếc là mấy!

Nhu cầu về nhà ở của người dân hiện rất lớn, vì vậy cần một khung khổ pháp lý hoàn thiện và chặt chẽ để bảo vệ được quyền lợi của người dân và nhà đầu tư

Trong thời gian vừa qua, nhiều dự án bất động sản đã huy động vốn từ khách hàng thông qua hình thức ký hợp đồng góp vốn, hợp đồng vay vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Có rất ít chủ đầu tư đồng ý thương lượng đàm phán các điều khoản trong các hợp đồng này với khách hàng, nên khách hàng không có điều kiện để đảm bảo quyền lợi của mình khi góp vốn, cho vay vốn, hợp tác kinh doanh.

Mặt khác, khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bất động sản dưới hình thức ký kết các hợp đồng này chưa được hoàn chỉnh khiến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chưa được chặt chẽ, đặc biệt là các cá nhân có nhu cầu đầu tư hoặc mua nhà để ở.

Góp vốn hay thu tiền ứng trước?

Theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản, bất động sản được đưa vào kinh doanh phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; phải có hồ sơ dự án, thiết kế, tiến độ xây dựng…

Tuy nhiên, do thủ tục hành chính xin cấp các loại giấy phép trên có thể kéo dài nhiều tháng trong khi các chủ đầu tư dự án muốn huy động vốn để thực hiện dự án ngay trước mắt nên Luật Kinh doanh bất động sản cho phép thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức ứng tiền trước.

Hình thức này chỉ áp dụng đối với việc mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai với điều kiện lần thu tiền đầu tiên chỉ thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản.

Luật Nhà Ở cũng ràng buộc các điều kiện tương tự khi chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người mua bao gồm có thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và xây dựng xong phần móng. Ngoài ra, Luật này còn quy định mức huy động vốn không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng.

Chính vì vậy, vào thời điểm cuối năm 2007, nhiều dự án kinh doanh bất động sản đã phải trả lại tiền đặt cọc trong khi chưa đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai như dự án Sky Garden III của Phú Mỹ Hưng, dự án Blue Diamond của Vạn Phát Hưng …

Ngay sau đó, hình thức đầu tư mua các bất động sản hình thành trong tương lai thông qua hợp đồng vay vốn, góp vốn, hợp tác kinh doanh bắt đầu được áp dụng dù chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh rõ ràng.

Hơn nữa, theo Điều 38 Luật Nhà ở, nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại có thể xuất phát từ vốn của chủ đầu tư, vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân khác, vốn vay của tổ chức tín dụng, vốn từ tiền ứng trước của bên có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở và vốn huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9 Nghị định 70/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 đã cụ thể hóa việc huy động vốn bằng “các nguồn khác” với quy định rằng chủ đầu tư cấp I của các dự án có thể huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó đáng lưu ý là hình thức ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư để chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật, phân chia lợi nhuận hoặc phân chia sản phẩm là nhà ở.

Như vậy, Nghị định 70 đã thừa nhận hai hình thức khác để huy động vốn ngoài các hình thức truyền thống tại Luật Nhà Ở. Tuy nhiên, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng này chưa được đề cập rõ trong các quy định về dân sự, đầu tư, nhà ở, kinh doanh bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro cho các bên tham gia góp vốn hay hợp tác đầu tư.

Rủi ro khi hợp đồng vô hiệu

Hiện nay, nhiều khách hàng chỉ “nhìn” vào tựa đề để đánh giá hợp đồng mà thực chất điều này không quyết định bản chất của giao dịch dân sự.

Thực tế, có khá nhiều dự án áp dụng hình thức hợp đồng góp vốn hay hợp tác kinh doanh có các điều khoản tương tự như điều khoản của hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng (hình thành trong tương lai), hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (mặc dù chưa có cơ sở hạ tầng) như Điều 70 và Điều 71 Luật Kinh doanh bất động sản quy định. Như vậy, ai sẽ chịu rủi ro khi hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh này bị vô hiệu?

Theo Bộ Luật dân sự, một giao dịch dân sự vô hiệu khi có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên hoàn trả những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu. Vì vậy, một hợp đồng góp vốn hay hợp tác kinh doanh có nội dung và mục đích là một hợp đồng mua bán bất động sản có thu tiền ứng trước nhưng lại chưa có cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác như Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở quy định sẽ đương nhiên bị xem là vô hiệu.

Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải hoàn trả lại khoản tiền ứng trước của khách hàng hay bên góp vốn và phải bồi thường thiệt hại nếu là bên có lỗi. Mặc dù khó có thể đo lường chính xác thiệt hại của các bên, nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy tiến độ thực hiện dự án đầu tư sẽ bị ảnh hưởng.

Do vậy, việc soạn thảo một hợp đồng góp vốn hay hợp tác kinh doanh chặt chẽ hoặc sử dụng tư vấn pháp lý trong bối cảnh chưa có quy định pháp lý rõ ràng như hiện nay sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của các bên.

Cơ chế nào bảo vệ người tiêu dùng ?

Nhiều khách hàng “nhìn” vào tựa đề để đánh giá hợp đồng mà thực chất điều này không quyết định bản chất của giao dịch dân sự

Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng đã có một bước tiến đáng kể so với Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi quy định việc sử dụng hợp đồng theo mẫu của thương nhân. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu sửa đổi hợp đồng trong trường hợp không đồng ý với nội dung của hợp đồng mẫu.

Quy định này rất phù hợp áp dụng cho các giao dịch kinh doanh bất động sản vì các chủ đầu tư thường áp hợp đồng mẫu để người mua ký kết và người mua không có điều kiện thương lượng đàm phán các điều khoản bất lợi cho mình trên hợp đồng và cũng không thể nhờ sự tư vấn pháp lý của bên thứ ba. Tuy vậy, Dự thảo chưa đưa ra định nghĩa về hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi điều chỉnh.

Thiết nghĩ, khuôn khổ pháp luật về việc huy động vốn trong các dự án đầu tư bất động sản còn hạn chế và chưa bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là bên mua hoặc tham gia góp vốn không nhằm mục đích kinh doanh. Đây là một kẽ hở mà nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản đã cố gắng lách qua nhằm huy động vốn cho dự án đầu tư.

Vì vậy, cần phải có một quy định riêng điều chỉnh hình thức huy động vốn này, đặc biệt là các điều khoản của hợp đồng góp vốn và hợp tác kinh doanh. Đồng thời, vai trò của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cần được đề cao trong việc đại diện quyền lợi của những người có nhu cầu mua bất động sản để đàm phán các hợp đồng mẫu do các chủ đầu tư áp đặt.

SOURCE: DOANH NHÂN

Trích dẫn từ: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/batdongsan/456166/index.html

ÁNH HỒNG NGÂN – LS. NGUYỄN HỮU PHƯỚC

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, giờ đây nhà đầu tư cá nhân trong nước muốn khởi nghiệp kinh doanh đã có hai sự lựa chọn, một là doanh nghiệp tư nhân (“DNTN”) và hai là công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”) một thành viên. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư cá nhân băn khoăn không biết là nên thành lập DNTN hay công ty TNHH một thành viên, những điểm được và chưa được của mỗi sự lựa chọn đó là như thế nào?

Về tư cách pháp lý và quản lý doanh nghiệp

Từ trước đến nay, DNTN là một hình thức doanh nghiệp được khá nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước lựa chọn bởi sự gần gũi của nó đối với tập quán kinh doanh của người Việt cũng như tính đơn giản, tự chủ cao trong tổ chức và điều hành doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì DNTN có thể được xem là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (1). Với bản chất chịu trách nhiệm vô hạn cho chủ sở hữu như vậy, DNTN chứa đựng nhiều rủi ro cho chính sở hữu chủ doanh nghiệp khi mà họ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tại cùng một thời điểm thì mỗi nhà đầu tư cá nhân chỉ được thành lập và duy trì một DNTN mà thôi (cũng như không phải là thành viên hợp danh của bất kỳ một công ty hợp danh nào khác).

Trong khi đó, công ty TNHH một thành viên lại có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cá nhân chủ sở hữu đăng ký vào công ty và không bị hạn chế về số lượng công ty TNHH mà một nhà đầu tư cá nhân là thành viên góp vốn được phép thành lập.

Với những quy định như vậy, rõ ràng so với công ty cổ phần hay công ty TNHH, DNTN chứa đựng nhiều rủi ro và hạn chế hơn. Chính vì vậy nên khi soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2005, có khá nhiều ý kiến lo ngại rằng việc cho phép nhà đầu tư cá nhân được quyền thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ dẫn đến việc dần dần triệt tiêu DNTN vì nhà đầu tư cá nhân nào cũng mong muốn giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

 

Nếu ở thời điểm áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999, DNTN là sự lựa chọn duy nhất nếu nhà đầu tư cá nhân không muốn hùn hạp kinh doanh với bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào khác, thì nay, Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho phép họ lựa chọn giữa việc thành lập một công ty TNHH một thành viên hay một DNTN, một bên với chế độ trách nhiệm hữu hạn và một bên còn lại với chế độ trách nhiệm vô hạn.

Như vậy, những thay đổi đó của Luật Doanh nghiệp 2005 có thực sự “khai tử” DNTN hay không? Câu trả lời có lẽ phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa để kiểm chứng sự hiệu quả và mức độ hòa nhập của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý và trên phương diện kinh doanh, DNTN vẫn đáp ứng được một số nhu cầu nhất định cho nhà đầu tư cá nhân.

Đơn cử như việc chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong một số trường hợp, giúp cho đối tác làm ăn với doanh nghiệp có thêm niềm tin đối với chủ DNTN (nhất là khi họ nắm rõ khả năng tài chính và tài sản của chủ DNTN); chủ DNTN có thể dễ dàng tăng hoặc giảm vốn đầu tư (trong khi hình thức công ty TNHH một thành viên thì lại bị hạn chế đối với việc rút và giảm vốn đã góp (2)); hoặc đơn giản là ở thời điểm hiện tại, khá nhiều người vẫn còn quen làm chủ một DNTN hơn là làm chủ một công ty TNHH một thành viên.

Về khả năng chuyển đổi

Hiện nay, công ty TNHH một thành viên được luật pháp cho phép chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên (do chủ sở hữu chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác; hoặc công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác) hoặc trở thành công ty cổ phần (huy động thêm thành viên mới). Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi, công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Cùng với sự thừa nhận công ty TNHH một thành viên do nhà đầu tư cá nhân làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng cho phép DNTN được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, so với các trường hợp chuyển đổi giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc giữa công ty TNHH và công ty cổ phần, việc chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH đòi hỏi phải thỏa mãn khá nhiều điều kiện pháp lý phức tạp hơn.

Ví dụ như điều kiện “chủ DNTN có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó” hay “chủ DNTN cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của DNTN và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn”. Những điều kiện này được đặt ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan và xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của DNTN.

Với hành lang pháp lý hiện hành, DNTN muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác ngoài công ty TNHH một thành viên chẳng hạn như công ty cổ phần, thì chủ DNTN chỉ có thể giải thể DNTN và thành lập doanh nghiệp mới. Điều này vừa mất nhiều thời gian, mất đi một số giá trị doanh nghiệp hiện có (thương hiệu, uy tín kinh doanh, nguồn khách hàng quen thuộc…) gây gián đoạn cho các giao dịch đang tồn tại, và thậm chí trong một số trường hợp làm ảnh hưởng bất lợi cho các bên có liên quan hơn là nếu được phép chuyển đổi.

Việc không cho phép các doanh nghiệp tự do chuyển đổi nói chung và chuyển đổi DNTN sang công ty cổ phần nói riêng dường như không có cơ sở lý luận hay thực tế nào. So với công ty TNHH, rõ ràng khả năng chuyển đổi của DNTN không linh hoạt bằng và thủ tục pháp lý có liên quan cũng phức tạp hơn.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng “dành riêng” cho DNTN những quy định về cho thuê và bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quyền này vẫn có những giới hạn nhất định mà chủ DNTN cần phải cân nhắc trước khi thực hiện. Theo đó, tuy chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của DNTN và trước các bên đối với các tranh chấp của DNTN.

Như vậy, nếu người được thuê quản lý có hành vi sai trái gây thiệt hại cho DNTN trước bên thứ ba thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm giải quyết và xử lý trách nhiệm của người được thuê này theo cách thức khởi kiện dân sự. Luật không chỉ quy định trách nhiệm vô hạn cho chủ DNTN đối với nghĩa vụ của DNTN mà còn quy định cả trách nhiệm quản lý không hạn chế của họ trong trường hợp thuê người quản lý.

Chọn hình thức nào là tùy nhu cầu

Nhìn chung, DNTN và công ty TNHH đều có một số mặt mạnh và một số hạn chế nhất định mà mỗi nhà đầu tư cá nhân cần phải thận trọng xem xét khả năng và nhu cầu thực tế của mình để chọn một hình thức đầu tư phù hợp.

Nếu như DNTN có hạn chế là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp, thì bù lại, chủ DNTN có thể quản lý DNTN theo những cách thức đơn giản và chủ DNTN có thể dùng khả năng tài chính của chính mình để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của DNTN.

Ngược lại, công ty TNHH một thành viên giúp hạn chế rủi ro cho thành viên góp vốn khi mà trong mọi trường hợp thành viên góp vốn vẫn phải chịu trách nhiệm chỉ trong phạm vi số vốn cam kết góp của thành viên góp vốn đó vào công ty, và khi muốn chuyển sang hình thức hợp tác làm ăn chung với các đối tác khác thì có thể chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần một cách dễ dàng.

__________________________________

(1) Về mặt kỹ thuật lập pháp, tuy Luật Doanh nghiệp 2005 không khẳng định DNTN không có tư cách pháp nhân nhưng thông qua quy định chủ DNTN phải “tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” phải hiểu rằng DNTN không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng được tiêu chí “Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó” mà một pháp nhân phải có (điều 84 Bộ luật Dân sự 2005).

(2) Cụ thể: Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

SOURCE: THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Trích dẫn từ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/24861/

Chuyên mục

Thư viện

Blog Stats

  • 60 835 hits